Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 26

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 26 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                                                    TUẦN 26:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tích cực tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống ở địa phương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện các hoạt động, đề xuất hoạt động kết nối cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với các bạn trong giờ học.
  • Trách nhiệm: Biết tự lực thực hiện, có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy A4, bút màu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động về chủ đề “Đền ơn đáp nghĩa”

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu các lớp tham gia buổi tọa đàm về chủ đề “ Đền ơn đáp nghĩa” của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS tham gia buổi tọa đàm.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia buổi tọa đàm.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tham gia.

 

 

- HS tham gia buổi tọa đàm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đền ơn đáp nghĩa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí hào hùng, thể hiện niềm tự hào về nguồn cội, biết ơn khi được sống trong hoà bình,...

b. Cách tiến hành

- GV mời HS nghe bài hát và cùng đu đưa theo lời bài hát Giai điệu tự hào

https://www.youtube.com/watch?v=6l8Rq7TNtVQ

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình khi lắng nghe những ca từ và giai điệu của bản nhạc.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới:. Bác Hồ đã từng nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”. Nếu mỗi người đều có ý thức và chung tay cùng cộng đồng thì đất nước sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 26 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đền ơn đáp nghĩa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chia sẻ về những hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

a. Mục tiêu: HS nhắc lại những hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương mà mình biết hoặc từng tham gia.

b. Cách tiến hành:

- GV mời một vài HS kể vẽ hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà mình biết hoặc đã từng tham gia theo gợi ý:

+ Đó là hoạt động gì? Diễn ra khi nào?

+ Những ai tham gia vào hoạt động đó? Em có tham gia không? Nhiệm vụ của em là gì

+ Theo em, tại sao hoạt động đó lại được tổ chức? Nêu ý nghĩa của những hoạt động tương tự.

+ Nêu cảm xúc của em khi tham gia hoạt động.

+ Qua hoạt động, em học thêm được điều gì, kĩ năng gì?

- GV phát giấy, mời HS vẽ và sáng tác thơ hoặc viết một câu văn, đoạn văn để nói về ý nghĩa của các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

- GV mời 2 - 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, cổ vũ bạn.

- GV kết luận: “Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lên kế hoạch tìm hiểu được thông tin cụ thể về gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng ở địa phương.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS chia sẻ theo nhóm thông tin về những tấm gương thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ở địa phương mà mình biết:

+ Nguồn thông tin được lấy từ đâu?

+ Những thông tin cần tìm hiểu về các tấm gương thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng là gì?

- GV đưa ra gợi ý:

+ Tìm bác tổ trưởng hay bác phụ trách Hội cựu chiến binh tại địa phương để thu thập thông tin.

+ Địa chỉ cụ thể của nhân vật; đóng góp của nhân vật ấy, hoàn cảnh gia đình hiện tại của nhân vật.

- GV cho các nhóm tập hợp thông tin tìm hiểu được.

- GV mời từng nhóm chia sẻ về kết quả hoạt động của nhóm mình.

- GV nhận xét, kết luận: Lòng biết ơn không chỉ thông qua lời nói mà còn cần được thể hiện bằng những hành động cụ thể và thiết thực.

- GV có thể đọc một bài thơ nói về những người đã hi sinh cho độc lập, tự do của dân tộc.

MỖI SỚM DẬY...

Mỗi sớm đây nghe lòng rộn ra

Tiếng chim reo, nắng gió xôn xao

Nghe râm ran đầu ngõ những lời chào

Và lời chúc một ngày hạnh phúc!

Những buổi sớm không tự nhiên có được

Sớm bình yên, êm ái trong đời

Không tiếng khóc than, đạn nổ, bom rơi

Bao người đã ra đi, bao người ngã xuống...

Máu đã thẩm từng bờ tre, thửa ruộng

Từng con đường ta bước thân thương,

Xoá dấu vết chiến tranh, đau khổ

Để hôm nay em vui bước đến trường.

(Thuỵ Anh)

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Đề nghị HS mời người thân cùng tìm hiểu thêm thông tin về gia đình thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng ở địa phương.

+ Lưu ý HS về cách thức để lưu trữ và ghi nhớ các thông tin mình thu thập được:

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS tập hợp thông tin.

- HS chia sẻ về kết quả

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn chưa tốt.

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Kết nối cộng đồng - Tuần 26, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Kết nối cộng đồng - Tuần 26

Xem thêm giáo án khác