Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 23

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 23 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

                                                    TUẦN 23:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tinh thần.
  • Lựa chọn được cách ứng phó trong các tình huống bị xâm hại tinh thần.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu, nhận diện về hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với các bạn trong giờ học.
  • Trách nhiệm: Biết tự lực thực hiện, có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh, ảnh, video,...về những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8 - 3

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách giới thiệu buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS tham gia biểu diễn.

- GV lưu ý HS giữ trật tự, lắng nghe những tiết mục văn nghệ của các bạn.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ  cảm xúc khi xem diễn văn nghệ.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chia sẻ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS nhắc lại những từ khoá miêu tả trạng thái tinh thần của con người.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia Nêu những từ khoá nói lên trạng thái tinh thần của em

- GV chia lớp thành hai nhóm: nhóm ngồi bên phải nêu những trạng thái tích cực, nhóm ngồi bên trái nêu những trạng thái tiêu cực.

- GV chia bảng làm hai phần. Các nhóm lần lượt cử người chạy lên bảng viết tiếp sức các từ khoá mô tả trạng thái tích cực – tiêu cực của con người vào phần bảng tương ứng.

- Sau 3 phút, GV cùng HS đánh giá xem nhóm bên nào viết ra được nhiều trạng thái tinh thần của con người hơn thì nhóm đó chiến thắng.

Trạng thái tích cực

Trạng thái tiêu cực

Bình tinh

Vui vẻ

Phấn khởi

...

Hoảng hốt

Buồn rầu

Bất an

...

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Khi chúng ta rơi vào trạng thái tinh thần bất an, hoảng sợ, lo âu, căng thẳng, hay giật mình, thường xuyên mơ thấy ác mộng, mà nguyên nhân là do hành vi ngược đãi của người khác (đe doạ, mắng chửi, lăng mạ, gây sức ép, nói tục tĩu, trêu ghẹo, chế nhạo quá mức, xâm phạm sự riêng tư, lừa bịp, kì thị, coi khinh, coi thường, phân biệt đối xử, hắt hủi, bỏ rơi, bỏ quên,...) – chúng ta đang bị xâm hại về tinh thần. Ta cần học cách mô tả trạng thái cảm xúc của mình để có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 23 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tinh thần.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những tình huống có nguy cơ xâm hại tinh thần trẻ em trong thực tế.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS xem các bài báo, tranh ảnh, video,... về những trường hợp thực tế mà trẻ em bị xâm hại tinh thần. (1:02 đến 2:59) (3:15 đến 4:27) (6:40 đến 7:54)

https://www.youtube.com/watch?v=DzAz1YlMCqU

Mời HS thảo luận theo những gợi ý sau đây:

+ Hành vi nào là hành vi xâm hại tinh thần?

+ Những địa điểm nào thường dễ xảy ra tình huống bị xâm hại tinh thần?

+ Thời gian nào trong ngày thường dễ xảy ra các tình huống bị xâm hại tinh thần?

+ Những ai có thể thực hiện hành vi xâm hại tinh thần? Làm thế nào để nhận diện họ?

+ Hành vi xâm hại tinh thần để lại hậu quả cho người bị xâm hại như thế nào? Nêu cảm xúc của trẻ em khi bị tổn thương tinh thần.

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời 1 – 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm góp ý và bổ sung ý kiến.

- GV kết luận: Những điều chúng ta cần nhận biết được để có thể phòng tránh nguy cơ bị xâm hại tinh thần:

+ Những hành vi xâm hại tinh thần.

+ Những địa điểm có nguy cơ xâm hại tinh thần: mọi nơi, mọi chỗ.

+ Những người có thể thực hiện hành vi xâm hại tinh thần: người lạ, người quen, người thần, người hơn tuổi, người ở cả hai giới tính,...

+ Thời gian có thể bị xâm hại: bất cứ lúc nào.

+ Hậu quả cho người bị xâm hại: lo sợ, sống thụ động, mất lòng tin vào người khác,...

Hoạt động 2: Ứng phó khi bị xâm hại tinh thần

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thảo luận và thực hành luyện tập các hành vi phòng tránh xâm hại tinh thần phù hợp với tình huống cụ thể.

b. Cách tiến hành:

- GV chia HS thành các nhóm và phân chia tình huống cho từng nhóm.

+ Tình huống 1: Thanh thường bị nhiều bạn trong lớp trêu chọc, giễu cợt vì nói ngọng.Nếu là Thanh, em sẽ làm gì?

+ Tình huống 2: Quy thấy một bạn trong nhóm thường ngồi một mình và có vẻ buồn rầu, sợ hãi. Khi hỏi chuyện. Quy mới biết ở nhà, bạn thường xuyên bị người thân trách móc, mắng nhiếc. Nếu là Quy, em sẽ làm gì để giúp bạn?

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận lựa chọn cách ứng phó phù hợp như:

- GV mời 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận: GV tổng hợp kết quả thảo luận và dễ nghị các bạn khác đặt câu hỏi.

Ví dụ:

- Tình huống 1:

+ Bạn An cho rằng, cần lên tiếng bảo vệ, bênh vực Thanh.

+ Bạn Bình đề nghị giải thích, thuyết phục để các bạn khác tôn trọng sự khác biệt, đồng thời hỗ trợ bạn một cách tế nhị để các bạn hiểu cần phải tôn trọng và thấu hiểu, đồng cảm với người khác, đặt mình ở vị trí của Thanh để hiểu cảm xúc của Thanh.

+ Bạn Hải chia sẻ cách thuyết phục sao cho các bạn nhìn thấy nét riêng, đáng yêu của Thanh.

+ Bạn Hoàng đề xuất rủ Thanh tham gia các hoạt động chung của nhóm, của lớp, của trường.

- Tình huống 2:

+ Trò chuyện với bạn để hiểu lí do vì sao bạn bị người thân trách móc, mắng nhiếc.

+ Động viên, khuyến khích bạn nhìn thấy những ưu điểm của mình.

+ Hướng dẫn bạn cách khắc phục những điểm yếu hoặc giới thiệu người có thể tư vấn, hỗ trợ bạn.

+ Rủ bạn tham gia các hoạt động chung của tổ, của lớp.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Chia sẻ với người thân về cách ứng phó khi bị xâm hại tinh thần.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chia làm 2 nhóm.

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện qua những bức tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

- HS trình bày. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe hoặc đề xuất tình huống muốn thảo luận cho nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận lựa chọn cách ứng phó phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày cách ứng phó theo hình thức nhóm đã lựa chọn.

- HS lắng nghe, đặt câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, vỗ tay.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 23, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 23

Xem thêm giáo án khác