Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 24

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 6: Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 24 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

                                                    TUẦN 24:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận diện các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
  • Lựa chọn cách phòng tránh phù hợp.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm hiểu, nhận diện về hành vi xâm hại tình dục ở trẻ em.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với các bạn trong giờ học.
  • Trách nhiệm: Biết tự lực thực hiện, có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Tranh ảnh, video, câu chuyện, bài báo,... vẽ các tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tự bảo vệ bản thân

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách giới thiệu trò chơi Rung chuông vàng chủ đề “Tự bảo vệ bản thân”.

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

- GV nhắc nhở các HS tham gia trò chơi lắng nghe câu hỏi và đưa ra đáp án ứng phó với các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

- GV lưu ý HS giữ trật tự, theo dõi trò chơi, vỗ tay cổ vũ các bạn.

- GV mời 1 – 2 HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia trò chơi.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chia sẻ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tình dục

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vẽ một tuổi thơ trong sáng, được mọi người xung quanh chăm sóc, yêu thương - HS hiểu: trẻ em được quyền được chăm sóc, yêu thương.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia Hát, đọc thơ về niềm vui tuổi thơ hạnh phúc, êm ấm.

- GV hướng dẫn mỗi tổ hoặc cá nhân HS chọn đọc một bài thơ hoặc hát một bài hát liên quan đến tuổi thơ, đến gia đình, những niềm vui, những trò chơi,...

- GV gợi ý cho HS:

+ Bài hát Em là bông hồng nhỏ (Sáng tác: Trịnh Công Sơn). https://www.youtube.com/watch?v=vCR245YGexs

+ Bài hát Cho con (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu).

https://www.youtube.com/watch?v=vCR245YGexs

- Sau khi hát hoặc đọc bài thơ, GV hướng dẫn tổ hoặc cá nhân sẽ nói thông điệp về tuổi thơ qua tác phẩm vừa trình bày, bắt đầu bằng cụm từ “Tuổi thơ – đó là....

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Trẻ em có quyền được sống hạnh phúc, được chăm sóc, bảo vệ và yêu thương. Biết được điều đó, trẻ em cần lên tiếng khi quyền trẻ em bị vi phạm, khi người lớn không chăm sóc, bảo vệ mà còn ngược đãi, gây tổn thương trẻ em. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 24 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Hành vi xâm hại tình dục.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những trường hợp trẻ em bị xâm hại tinh thần trong thực tế

a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi có xu hướng xâm hại tình dục trẻ em để chủ động phòng tránh.

b. Cách tiến hành:

- GV mời các nhóm quan sát tranh, ảnh để liệt kê những dấu hiệu có nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em:

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo những gợi ý sau đây:

+ Mô tả những hành vi được thể hiện trên tranh ảnh.

+ Nếu các dấu hiệu có nguy cơ xâm hại tình dục

- GV cho HS thảo luận theo nhóm và chia sẻ kết quả thảo luận.

- GV mời HS chia sẻ vẽ những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến.

 

 

 

 

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận về cách nhận diện nguy cơ xâm hại tình dục: đưa ra kết luận của nhóm mình vẽ các dấu hiệu có nguy cơ xâm hại tình dục.

- GV kết luận: kết luận về hành vi, đối tượng có thể thực hiện hành vi, bối cảnh có nguy cơ diễn ra sự việc....

+ Hành vi: tổng hợp từ các ý kiến của HS.

+ Đối tượng: bất kì ai – cùng giới hoặc khác giới, ở mọi lứa tuổi, có thể là người thân, người quen, người lạ.

+ Bối cảnh: bất kì lúc nào, ở đầu; tuy nhiên sẽ thường là nơi vắng vẻ, chỗ tối, riêng tư,..

Hoạt động 2: Phòng tránh bị xâm hại tình dục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.

b. Cách tiến hành:

- GV phân chia HS theo nhóm.

- GV tổ chức cho HS thảo luận để lựa chọn cách phòng tránh theo nhiều cấp độ khác nhau. Có thể sử dụng các con số để tạo bí kíp như: Ba không; Bốn quan sát; Năm ngón tay:

+ Đưa ra nguyên tắc “Ba không” hoặc “Năm không” để phòng tránh từ xa: Không ở trong phòng kín một mình với người lạ; Không để người khác chạm vào vùng mặc đồ bơi của mình; Không chơi ở chỗ vắng vẻ hoặc nơi tối tăm;..

+ Dùng các ngón tay để đưa ra nguyên tắc tự bảo vệ. GV có thể mời HS tham khảo các bài hát:

·        Tự bảo vệ mình nhé – Sáng tác: Nguyễn Văn Chung (https://www.youtube.com/watch?v=ynwxrnH_KiM)

·        Bài hát Năm ngón tay xinh – VTV 7

(https://www.youtube.com/watch?v=cQmgoyMUfv8)

- GV hướng dẫn mỗi nhóm thảo luận ý tưởng thiết kế một sản phẩm thể hiện biện pháp phòng tránh - nguy cơ bị xâm hại tình dục:

+ Lựa chọn hình thức thể hiện (cắt dán; vẽ; sáng tác thơ, vè, lời đọc rap, điệu nhảy....);

+ Thống nhất nội dung – quy tắc tự bảo vệ mình;

+ Phân công công việc cho từng cá nhân làm phác hoạ, viết nháp, chuẩn bị vật liệu...

- GV tổ chức cho các nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, vỗ tay cổ vũ.

- GV đưa ra kết luận: nhắc nhở và khen ngợi những ý tưởng độc đáo của các nhóm: Việc thiết kế sản phẩm hoặc sáng tạo tác phẩm để truyền tải các nguyên tắc tự bảo vệ sẽ giúp chúng ta dễ nhớ, dễ thực hiện khi cần.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Hoàn thiện sản phẩm thể hiện cách phòng tránh bị xâm hại tình dục.

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia.

 

- HS lựa chọn bài thơ, bài hát.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài học. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh và mô tả sự việc được thể hiện qua những bức tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

- HS trình bày. 

(Bị va chạm, ôm chặt,... khiến em khó chịu; bị động chạm ở vùng đồ bơi; bị nhìn chằm chằm một cách bất thường hoặc bị nhìn trộm; bị nghe những lời nói tục tĩu; bị ép phải xem những hình ảnh, phim có nội dung không lành mạnh; bị bắt ép cởi bỏ quần áo,...)

- HS chia sẻ.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia theo các nhóm.

- HS thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận lựa chọn cách ứng phó phù hợp.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, vỗ tay.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 24, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 6 Phòng tránh bị xâm hại - Tuần 24

Xem thêm giáo án khác