Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 27

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 7: Kết nối cộng đồng - Tuần 27 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                                                    TUẦN 27:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận ra những hành động ứng xử có văn hoá và chưa có văn hoá ở nơi công cộng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện các hoạt động, đề xuất hoạt động kết nối cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, hòa đồng với các bạn trong giờ học.
  • Trách nhiệm: Biết tự lực thực hiện, có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy A4, bút màu.
  • Hình ảnh hoặc đoạn video về các hành vi ứng xử nơi công cộng.
  • Mặt mẫu và mặt cười trên bìa hoặc HS tự vẽ trên giấy.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Lòng nhân ái kết nối cộng đồng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách yêu cầu các lớp tham gia diễn kịch tương tác về chủ đề “Ứng xử có văn hóa nơi công cộng”

- GV chủ nhiệm hỗ trợ GV Tổng phụ trách Đội trong quá trình chuẩn bị, tổ chức cho HS tham gia buổi diễn kịch.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia buổi kịch.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS lắng nghe, tham gia.

 

 

- HS tham gia buổi diễn kịch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Đền ơn đáp nghĩa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, đồng thời dẫn dắt tự nhiên vào chủ đề; HS cũng bắt đầu tiếp cận với những quy tắc ứng xử xã hội, đặc biệt là với việc thưởng thức một loại hình nghệ thuật “nghe hoà nhạc” trong nhà hát.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nghe hòa nhạc.

- GV giới thiệu về các khái niệm “hoà nhạc” và “nghe hoà nhạc trong nhà hát”.

+ Hòa nhạc là một sự kiện nghệ thuật mà các nhạc công thể hiện tài năng và sáng tạo của mình bằng cách biểu diễn các tác phẩm âm nhạc trực tiếp trước khán giả, bao gồm sự tham gia của một dàn nhạc hoặc một nhóm ca sĩ, nhạc công chơi các nhạc cụ khác nhau.

+ Một buổi hòa nhạc hay còn gọi là hòa tấu là một buổi trình diễn trực tiếp (thường là trình diễn âm nhạc) trước một đám đông khán giả. Buổi trình diễn có thể được thực hiện bởi một nhạc sĩ duy nhất, gọi là độc tấu, hoặc bởi một đoàn ca múa nhạc đồng diễn, như một dàn nhạc, đội hợp xướng hay một ban nhạc.

- GV giới thiệu quy tắc ứng xử: Mỗi khi một đoạn của bản nhạc vang lên, tất cả lắng nghe. Khi nhạc dừng lại, người nghe được quyền làm ổn một chút: họ, hắt hơi, trò chuyện nhỏ. Khi nhạc tiếp tục vang lên, tất cả lại giữ im lặng.

- GV bật nhạc trong 1 phút (lựa chọn các bản hoà nhạc được đăng tải trên mạng Internet): (5:35 đến 6:35).

https://www.youtube.com/watch?v=0LvDtRh4-Bk

+ Khi dừng lại, ra hiệu: HS được quyền làm ổn.

+ Tiếp tục bật nhạc: HS hoàn toàn im lặng.

- GV thực hiện như vậy 3 lần và kết luận về khả năng đảm bảo quy tắc ứng xử trong nhà hát của HS.

- GV nhận xét, kết luận và dẫn vào bài mới: Ở mỗi địa điểm đều có những quy tắc ứng xử ta cần tuân theo. Ai cũng có khả năng thực hiện các quy tắc đó. Điều này giúp cho cuộc sống trật tự và dễ dàng hơn. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 27 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Ứng xử có văn hóa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những hành vi ứng xử nơi công cộng

a. Mục tiêu: HS nhận ra và kể lại được những hành động ứng xử có văn hoá và những hành động ứng xử chưa phù hợp ở nơi công cộng mà mình đã từng gặp.

b. Cách tiến hành:

- GV mời HS ngồi theo nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy và yêu cầu các nhóm ghi hết lại những hành động văn minh ở nơi công cộng và những hành động chưa văn minh ở nơi công cộng mà em từng chứng kiến trong 5 phút.

- GV mời đại diện từng nhóm chia sẻ những hành động nhóm đã liệt kê và nêu cảm nhận về những hành động ấy.

- GV mời HS thảo luận để đưa ra những lí do vì sao cần thể hiện những hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng:

+ Tại sao cần thực hiện đúng quy định về hành vi ứng xử có văn hoá?

+ Muốn trở thành một người Việt văn minh em cần làm gì?

- GV mời 2 – 3 HS đại diện nhóm trình bày. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV kết luận: Hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng được thể hiện thông qua trang phục, lời nói và hành động của mỗi người. Hãy trở thành một người Việt văn minh nhé!

Hoạt động 2: Xử lí tình huống thể hiện hành vi ứng xử có văn hóa nơi công cộng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện thái độ và hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

b. Cách tiến hành:

- GV mời một vài HS thể hiện tình huống bằng cách diễn tiểu phẩm, các HS khác quan sát và thử tài xử lí tình huống bằng cách sắm vai

+ Tình huống 1: Trời mùa hè nắng nóng, An đang xếp hàng mua vé vào bảo tàng thì thấy một phụ nữ dắt hai em nhỏ mồ hôi nhễ nhại xếp hàng phía sau.

+ Tình huống 2: Vân cùng các bạn đi tham quan một di tích lịch sử. Các bạn rủ Vân lấy bút viết lên cột gỗ để kỉ niệm: “Chúng tôi đã đến đây!”.

- GV có thể đưa ra các tình huống khác phù hợp hơn với địa phương mình.

- GV đề nghị HS thảo luận nhóm và tự đưa ra các tình huống các em từng chứng kiến.

- GV cho HS bình chọn những lời nói và hành vi ứng xử hợp lí, thuyết phục.

- GV chuẩn bị những mẫu giấy ghi một vài địa điểm công cộng và mời các nhóm bốc thăm lựa chọn, sau đó thảo luận về những hành động nên và không nên thực hiện ở những địa điểm đó.

+ Trên đường phố

+ Trong rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng...

+ Trên các phương tiện công cộng;

+ Tại các khu di tích văn hoá, lịch sử, làng nghề,...

+ Tại các địa điểm du lịch.

- GV có thể gợi ý HS vẽ lại bằng những hình ảnh biểu tượng và câu khẩu hiệu để mời mọi người cùng thực hiện.

J   L  C  D

- GV mời lần lượt từng nhóm HS chia sẻ về những biểu tượng mình đã vẽ.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Hô vang quyết tâm và cam kết thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá ở khu dân cư, thôn xóm nơi mình sinh sống.

 

 

 

 

 

 

 

- HS tham gia.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe làm theo hướng dẫn.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thể hiện tình huống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS bình chọn.

 

- HS bốc thăm, thảo luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS chia sẻ

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn chưa tốt.

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Kết nối cộng đồng - Tuần 27, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 7 Kết nối cộng đồng - Tuần 27

Xem thêm giáo án khác