Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3: Yêu trường, mến lớp - Tuần 9

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 3: Yêu trường, mến lớp - Tuần 9 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ: YÊU TRƯỜNG, MẾN LỚP

 

MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Tìm hiểu được thực trạng vệ sinh trường, lớp.
  • Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.
  • Lập và thực hiện được kế hoạch lao động trong nhà trường.
  • Nêu và đề xuất được cách giải quyết một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè.
  • Thực hiện được những lời nói, việc làm để duy trì và phát triển mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.

 

TUẦN 9:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Bày tỏ được tình cảm “yêu trường, mến lớp” và nêu những điều em muốn làm để góp sức giúp ngôi trường của mình xanh, sạch, đẹp hơn.
  • Xây dựng được kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Bước đầu hình thành thói quen khoa học; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng kế hoạch lao động trong nhà trường.
  1. Phẩm chất
    • Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn.

 

  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện những việc làm theo kế hoạch.

 

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Bảng con, giấy, phấn để viết.
  • Một hộp giấy hoặc giỏ, giấy A5 đủ cho sĩ số lớp.
  • Bìa màu ghi các khu vực trong trường để lựa chọn khảo sát vệ sinh: sân trường, cổng trường, nhà vệ sinh,…
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Góc đọc xanh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động theo kế hoạch của nhà trường.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV tổng phụ trách giới thiệu cho HS về phong trào xây dựng Tủ sách lớp học.

- GV yêu cầu mỗi HS mang 2 – 3 quyển sách để góp vào tủ sách của lớp học và trang trí góc đọc sách theo sự sáng tạo của mỗi lớp.

- GV có thể mời một số bạn giới thiệu về quyển sách em muốn đóng góp vào tủ sách của lớp học.

- GV nêu nhiệm vụ cho các lớp: Các em có 1 tuần để xây dựng góc đọc xanh cho lớp của mình.

- Sau đó, GV cùng BGH chấm điểm tủ sách của các lớp và chọn ra tủ sách sáng tạo và đạt yêu cầu.

- Sau khi kết thúc, GV yêu cầu: Mỗi lớp chia sẻ cảm nghĩ về việc tạo ra góc đọc xanh ở lớp học.

- Sau khi kết thúc buổi sinh hoạt dưới cờ, GVCN nhắc nhở HS thực hiện xây dựng tủ sách ở lớp của mình và phân công HS khéo tay trang trí tủ sách.




- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS lắng nghe.




- HS lắng nghe nhiệm vụ.



- HS chia sẻ.


- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.











- HS chia sẻ theo nhóm.


- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thực trạng vệ sinh trường, lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, gợi cảm xúc yêu mến đối với trường, lớp.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS hát và vận động theo bài hát Em yêu trường em (Nhạc và lời: Hoàng Vân).

https://www.youtube.com/watch?v=WEiayw6jVNM

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi nghe và hát bài hát.

- GV mời 3 – 4 HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi cùng hát bài hát.

- Sau khi kết thúc hát và vận động theo bài hát, GV yêu cầu HS: Em hãy tưởng tượng ngôi trường em mơ ước.

- GV mời 1 – 2 HS xung phong chia sẻ hình dung về ngôi trường mơ ước bằng cách kết thúc câu nói “Ngôi trường mơ ước của em có…”.

- GV cổ vũ, khích lệ HS chia sẻ về những điều em muốn có và cả những điều em nghĩ trường có thể thay đổi để tốt hơn.

- GV tổng kết và dẫn dắt: Chúng ta có thể cùng chung tay để biến một phần ước mơ của mình thành hiện thực, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như giữ gìn trường học Xanh – Sạch – Đẹp. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 9 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Thực trạng vệ sinh trường, lớp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hành theo tổ để khảo sát một khu vực trong trường và cùng thiết kế phiếu khảo sát khu vực được nhận.

b. Cách tiến hành:

- GV đề nghị HS: Kể tên các khu vực trong trường và bên ngoài, cạnh trường mình.

- GV lấy ví dụ các khu vực: Sảnh chung, sân trường, hành lang tầng 1, hành lang tầng 2, khu vực nhà ăn, khu vực nhà vệ sinh, cổng trường,…

- GV mời đại diện các tổ lên bốc thăm khu vực ở trường sẽ khảo sát thực trạng vệ sinh.

- GV nêu yêu cầu: Các tổ hãy thảo luận xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp với các gợi ý:

+ Xác định thời gian thực hiện khảo sát.

+ Đặt ra các tiêu chí khảo sát và mức độ đánh giá.

+ Nêu ý tưởng thiết kế phiếu khảo sát.

+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.




- GV gợi ý mẫu phiếu khảo sát:

- GV lấy ví dụ:

- GV mời đại diện từng tổ lên chia sẻ về phiếu khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp của tổ mình. GV yêu cầu các tổ khác lắng nghe, góp ý.









- GV nhận xét, đánh giá về kế hoạch hành động của HS và đề nghị HS điều chỉnh kế hoạch sau khi nhận được sự góp ý từ GV và các bạn khác.

Hoạt động 2: Phương pháp thực hiện khảo sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ về dự định thực hiện khảo sát.

b. Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi cho các tổ về cách thực hiện khảo sát sao cho hiệu quả:

+ Thời điểm nào trong ngày thích hợp để thực hiện khảo sát? Có nên khảo sát vào nhiều thời điểm trong ngày như buổi sáng vừa đến trường, giờ ra chơi lớn, giờ tan học,… không?

+ Nên thực hiện khảo sát bằng cách cả tổ cùng ra quan sát một lúc hay chia nhóm, cặp đôi, cặp ba khảo sát vào các thời điểm khác nhau?

+ Kết quả khảo sát nên ghi vào nháp rồi đưa thư kí tổng hợp lại hay mỗi người lại có phiếu khảo sát của riêng mình?

+ Cần những phương tiện, dụng cụ gì hỗ trợ khi khảo sát không hay chỉ cần quan sát bằng mắt là đủ.

- GV mời đại diện các tổ trả lời câu hỏi. Các tổ khác lắng nghe, góp ý bổ sung.












- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi tổ được quyền lựa chọn cách làm riêng của tổ mình dựa trên những ý kiến của các bạn. Các thành viên trong tổ cần thống nhất cách làm để thực hiện khảo sát nhanh gọn, hiệu quả, không tạo mâu thuẫn giữa các thành viên.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. 

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Hoàn thiện kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp và tích cực thực hiện các công việc đã đề ra theo trình tự.






- HS hát và vận động theo bài hát.



- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ


- HS chia sẻ cảm xúc.


- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.


- HS xung phong trình bày.






- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.













- HS lắng nghe yêu cầu.


- HS lắng nghe ví dụ.










- HS nêu kế hoạch

+ Thời gian thực hiện khảo sát: 2/7/2023 – 9/7/2023.

+ Mức độ đánh giá: Rất bẩn, chưa sạch, sạch, rất sạch.

+ Nhiệm vụ:

  • 2 bạn khảo sát một ngày.
  • Sau khi khảo sát ghi lại đánh giá vào phiếu.

- HS quan sát mẫu.







- HS quan sát ví dụ.


















- Đại diện các tổ chia sẻ phiếu khảo sát.

Gợi ý:

- HS lắng nghe và điều chỉnh theo sự góp ý.






- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.














- Đại diện các tổ trả lời

Ví dụ:

+ Nên khảo sát vào giờ ra chơi và giờ tan học để đánh giá khách quan nhất.

+ Nên chia các thành viên theo cặp đôi để khảo sát vào các thời điểm khác nhau.

+ Kết quả khảo sát cần ghi vào giấy để sau tổng hợp lại.

+ Cần chuẩn bị thêm điện thoại, máy ảnh để chụp lại thực trạng vệ sinh.

- HS lắng nghe, tiếp thu.





- HS lắng nghe.


- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn chưa tốt.


- HS lắng nghe và chuẩn bị.

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Hoạt động tổng kết tuần

a. Mục tiêu: HS tổng kết được những việc đã làm được trong tuần vừa qua.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định trật tự lớp học, tổng kết những hoạt động của tuần 9 và nêu những kế hoạch học tập và hoạt động trong tuần 10.

- GV nhận xét về ý thức học tập của một số bạn trong lớp và tiến hành tuyên dương bạn có ý thức tốt, nhắc nhở bạn có ý thức chưa tốt.

Hoạt động 2: Thực hiện khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp theo kế hoạch

a. Mục tiêu: HS thực hiện khảo sát chung theo tổ để đi đến kết luận về nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lí nếu khu vực đó còn chưa đảm bảo vệ sinh.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS: Di chuyển theo tổ đến khu vực khảo sát, quan sát và ghi lại kết quả vào phiếu khảo sát.

- GV cho HS di chuyển vào lớp hoặc tập trung ở một địa điểm phù hợp trong trường để trao đổi, thống nhất theo tổ về:

+ Thực trạng khu vực tổ khảo sát.

+ Nguyên nhân dẫn đến thực trạng vệ sinh tốt hoặc chưa tốt.

+ Các biện pháp tuyên dương, duy trì thực trạng vệ sinh tốt hoặc khắc phục thực trạng vệ sinh chưa tốt.

- GV nhận xét, tổng kết: Qua việc khảo sát thực tế, các em có thể thấy được thực trạng vệ sinh trường, lớp nơi chúng ta đang học. Nếu đã tốt, chúng ta cần tiếp tục duy trì, phát huy và nghĩ thêm những cách giúp trường lớp ngày càng sạch, đẹp hơn. Nếu chưa tốt, chúng ta có thể cảnh báo với HS toàn trường, tuyên truyền nâng cao ý thức của mỗi cá nhân và thực hiện những hành động cụ thể để khắc phục.

Hoạt động 3: Báo cáo kết quả khảo sát 

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được kết quả về thực trạng vệ sinh ở khu vực tổ mình khảo sát và chia sẻ về các biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

b. Cách tiến hành:

- GV đề nghị mỗi tổ cử đại diện lên báo cáo kết quả khảo sát của tổ mình. Đồng thời đưa ra một số biện pháp để giữ gìn vệ sinh trường lớp.

- GV mời các tổ khác lắng nghe và đưa ra ý kiến để bổ sung thêm các biện pháp khắc phục để trường lớp trở nên xanh, sạch, đẹp.

- GV đề nghị HS: Các em hãy cùng viết SÁNG KIẾN GIỮ TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP và tập hợp các sáng kiến mới mẻ, thú vị để đóng góp cho BGH nhằm duy trì, phát huy ý thức giữ gìn vệ sinh của HS trong trường hoặc khắc phục những gì chưa tốt còn tồn tại.

- GV đề nghị các nhóm lên kế hoạch thực hiện các biện pháp đã đề ra.

- GV nhắc HS tiếp tục thực hiện nền nếp sinh hoạt, kế hoạch hành động trong học tập và sinh hoạt.






- HS chú ý lắng nghe



- HS lắng nghe và vỗ tay tuyên dương những bạn có ý thức tốt, động viên những bạn còn kém.








- HS lắng nghe yêu cầu.



- HS trao đổi theo tổ.













- HS lắng nghe.














- Đại diện các tổ báo cáo kết quả khảo sát.


- Các tổ khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.



- HS lắng nghe nhiệm vụ.






- HS thực hiện lên kế hoạch.



- HS lắng nghe.


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Yêu trường, mến lớp - Tuần 9, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Yêu trường, mến lớp - Tuần 9

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác