Soạn giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3: Yêu trường, mến lớp - Tuần 11

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 Chủ đề 3: Yêu trường, mến lớp - Tuần 11 sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

TUẦN 11:

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chia sẻ được với bạn những điều em cảm thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng về mình, về bạn khi tham gia các hoạt động chung, làm việc nhóm cùng nhau.
  • Biết cách xử lí tình huống mâu thuẫn, bất hòa với nhau và cùng xây dựng “Cam kết tình bạn”.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết, tự đánh giá về những điều hài lòng và chưa hài lòng về bản thân mình và bạn khi làm việc cùng nhau.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Xử lí tình huống mâu thuẫn với bạn một cách hợp lí.
  • Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong những công việc tập thể.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
  • Giấy và bút màu.
  • Thẻ từ hình ngôi sao năm cánh cỡ A5, một hòn đá.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Đội viên cùng tiến

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những tấm gương đội viên đoàn kết, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ.

b. Cách tiến hành

- GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình.

- GV Tổng phụ trách ổn định chỗ ngồi cho HS các khối và tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ theo thứ tự.

- GV Tổng phụ trách giới thiệu về phong trào sinh hoạt “Đội viên cùng tiến”.

- GV nêu nhiệm vụ cho HS: Các em hãy chia sẻ về những tấm gương đội viên đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ mà em biết.

- GV mời các HS xung phong lên chia sẻ, có thể chuẩn bị một phần quà nhỏ để tặng những HS tích cực chia sẻ.

- Sau khi kết thúc, GV yêu cầu: Các em hãy tiếp tục tìm hiểu về những tấm gương đội viên đoàn kết, biết giúp đỡ nhau và học tập theo những tấm gương đó nhé.

 

 

 

- HS tham gia với sự phân công của GV.

- HS ngồi thẳng hàng và nghiêm túc theo dõi.

- HS trật tự đón xem.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu nhiệm vụ.

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tình bạn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối được với chủ đề của buổi trải nghiệm, đồng thời giúp HS nói ra những điều mình hiểu về bạn.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS: Hãy nghĩ về một người bạn bất kì trong lớp và 5 đặc điểm nổi bật của bạn (ngoại hình, tính cách, sở thích, sở trường...).

Gợi ý: GV có thể chuẩn bị các thẻ từ hình ngôi sao để HS viết 5 đặc điểm của người bạn đó lên các cánh của ngôi sao.

- GV hướng dẫn HS: Em hãy chia sẻ theo nhóm về người bạn đó (không nhất thiết là bạn trong nhóm) để các thành viên trong nhóm đoán, bắt đầu bằng “Bạn của tớ là.”.

VD: Bạn của tớ là người rất cao, có mái tóc xoăn, rất hiền, thích chơi cờ vua và đó cũng là sở trường của bạn ấy.

- GV có thể mời 2 - 3 HS lên thực hiện mô tả về bạn mình trước lớp để các bạn khác đoán.

- GV nhận xét, dẫn vào bài học: Việc quan sát, để ý, quan tâm bạn bè trong lớp giúp chúng ta có được một tập thể lớp đoàn kết. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay – Tuần 11 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Tình bạn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hoạt động “Nói ra, đừng ngại”

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được với bạn những điều em cảm thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng về mình, về bạn khi tham gia các hoạt động chung, làm việc nhóm cùng nhau.

b. Cách tiến hành

- GV mời HS ngồi theo nhóm, chia sẻ về sự hợp tác giữa các thành viên của nhóm trong quá trình học tập và rèn luyện theo gợi ý sau:

+ Em cảm thấy hài lòng về mình, về bạn vì điều gì?

+ Em còn băn khoăn, chưa hài lòng về mình hoặc về sự hợp tác giữa các bạn trong nhóm vì điều gì?

- GV gợi ý HS đưa ra lời khuyên cho nhau để có thể hợp tác, đoàn kết hơn khi làm việc nhóm.

- GV mời 2 – 3 HS xung phong đưa ra lời khuyên cho bạn. Các HS khác lắng nghe, tiếp thu lời khuyên của bạn.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận: Khi nhìn ra được những điều hài lòng hoặc chưa hài lòng về mình và về bạn, chúng ta sẽ nhận ra những điểm cần điều chỉnh để hiểu nhau hơn và hợp tác với nhau tốt hơn.

Hoạt động 2: Đề xuất cách giải quyết các vấn đề thường xảy ra trong quan hệ bạn bè

a. Mục tiêu: HS nhìn lại các vấn đề bất hoà thường xảy ra và chia sẻ cách em giải quyết vấn đề đó.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS: Em hãy chia sẻ theo nhóm về những vấn đề thường xảy ra giữa bạn bè mà em từng gặp phải hoặc chứng kiến ở lớp, ở trường.

- GV gợi ý:

+ Em đã từng bất hoà với bạn chưa? Vì sao lại xảy ra bất hoà? Khi đó, em cảm thấy thế nào?

VD: Hiểu lầm nhau; Bảo thủ ý kiến, không lắng nghe nhau; Trêu đùa quá giới hạn;...

+ Em đã làm gì khi gặp phải trường hợp đó?

+ Em có cần đến sự trợ giúp của ai để giải quyết trường hợp đó không?

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. Các HS khác lắng nghe.

- GV nhận xét, kết luận: Mỗi khi bất hoà xảy ra, nó như hòn đá nặng trĩu và các em không thể mang nó mãi được. Em cần tìm cách gạt bỏ hòn đá gánh nặng ấy.

- GV mời HS cùng đọc bài thơ:

HÒN ĐÁ

Một hòn đá to

                             Khi tôi giận bạn

                             Một hòn đá nặng

                             Khi bạn giận tôi!

 

                             Tôi thấy bầu trời

                             Bỗng nhiên xám xịt

                             Tôi thấy nụ cười

                             Bỗng nhiên … méo xệch.

 

                             Thôi ta đừng giữ

                             Hòn đá trong người:

                              - Mình buồn chắc bạn

                              Cũng chẳng thể vui.

 

                             Những gì mình nghĩ

                             Xin cùng nói ra

                             Phá tung hòn đá

                             Đang làm khổ ta!

(Thuỵ Anh)

- Sau khi đọc xong bài thơ, GV yêu cầu HS: Sáng tác thêm nối vào những ý nghĩ, không cần quá vần điệu.

Nào ta cùng nghĩ

                           Về…?

- GV gợi ý:

Nào ta cùng nghĩ

                           Về…?

                          Về những niềm vui

                         Về những kỉ niệm

                        Về những trò chơi…

- GV gọi 1 – 2 HS xung phong sáng tác. Các HS khác lắng nghe, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV kết luận: Việc nhận ra những khúc mắc, những hiểu lầm trong tình bạn sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết và tình bạn sẽ trở nên gắn bó hơn.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.

+ Nhớ lại những cách em giải quyết bất hòa với bạn và chia sẻ trong tiết Sinh hoạt lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV gợi ý.

 

- HS trả lời:

Ví dụ:

+ Em cảm thấy bản thân em và bạn Lan có ý thức sôi nổi, đóng góp những ý kiến cho bài tập của nhóm

+ Tuy nhiên đôi lúc em và bạn Lan còn hoàn thành chậm công việc từ đó ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV yêu cầu.

 

 

- HS chia sẻ:

Ví dụ:

+ Em và bạn Minh đã từng bất hòa khi em đi chơi với bạn mới mà không rủ bạn Minh. Khi đó em cảm thấy rất buồn.

+ Sau đó, em đã xin lỗi bạn Minh và giải thích lý do hẹn bạn đi chơi vào một hôm khác.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS đọc bài thơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

Ví dụ:

Nào ta cùng nghĩ

                Về…?

                Về những niềm vui

                Về những kỉ niệm

                Về những trò chơi

                Về tình bạn ta

                Về những khó khăn

                Về sự gắn bó…

- HS tiếp thu, lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt và động viên những bạn làm chưa tốt.

 

- HS lắng nghe và chuẩn bị.

Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Cam kết tình bạn


=> Xem toàn bộ Giáo án Hoạt động trải nghiệm 4 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Yêu trường, mến lớp - Tuần 11, Giáo án word HĐTN 4 kết nối tri thức, Tải giáo án trọn bộ HĐTN 4 kết nối tri thức Chủ đề 3 Yêu trường, mến lớp - Tuần 11

Xem thêm giáo án khác