Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 6 Trao duyên

Đáp án Bài 6 Trao duyên. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: TRAO DUYÊN

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1. Mối tình Kim - Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một "thiên tình sử" tuyệt đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác nói về tình yêu của họ.

Đáp án chuẩn:

Kim Trọng phải về Liêu Dương hộ tang chú. Lúc chia tay, Thúy Kiều lại phải chủ động trong tình cảm. Kim Trọng không tin người yêu “dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng” nên phải dặn dò:

Gìn vàng giữ ngọc cho hay,

Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.

Để an ủi, động viên Kim Trọng, Thúy Kiều lại lần nữa khẳng định:

Đã nguyền hai chữ đồng tâm,

Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai.

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật)

Đáp án chuẩn:

- Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. 

- Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự vu oan của thằng bán tơ. Cha và em trai bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị cướp sạch.

- Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em.

CH2. Chú ý nội dung lời "hỏi han" của Thúy Kiều

Đáp án chuẩn:

Nhắc nhở Thúy Vân sao vô tư và ngủ một giấc ngon lành y như chẳng có chuyện gì xảy ra trong nhà như vậy. May mà còn chợt tỉnh và còn biết nghĩ đến chị.

CH3. Theo dõi, cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều: 

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân; 

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

Đáp án chuẩn:

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân: lòng rối như tơ vò 

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: xót xa, tủi thân

CH4. Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỉ vật.

Đáp án chuẩn:

Sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái.

CH5. Mười dòng thơ cuối là lời Thúy Kiều nói với ai?

Đáp án chuẩn:

Nói với Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

SAU KHI ĐỌC 

CH1. Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Đáp án chuẩn:

- Bố cục: 

+ Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

+ Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật và dặn dò

+ Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

- Lời người kể chuyện: các câu 711,725,730,735

- Lời đối thoại nhân vật: các câu 715,720,740,745

- Lời độc thoại nhân vật: các câu 750,755.

CH2. Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?

Đáp án chuẩn:

Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.

CH3. Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chỉ tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lý giải diễn biến tâm lí đó.

Đáp án chuẩn:

a. - "Cậy, lạy, thưa" là những từ mà người vai dưới nói với người vai trên, thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho em gái mình, dù Kiều ở vai trên nhưng không ra lệnh.

- Dù lòng nhiều trăn trở, Kiều vẫn bình tĩnh sắp xếp mọi chuyện.

b. - Kiều trình bày hoàn cảnh, mối tình dang dở với Kim Trọng và mong em thấu hiểu, chấp nhận mối tơ thừa.

- Mỗi lời Kiều nói đều chứa đựng nỗi đau khổ, day dứt.

c. - Kiều dặn "duyên này" là giữa Thúy Vân và Kim Trọng, còn Kiều đã hết duyên, nhưng kỷ vật xin Vân coi là "của chung".

- Kiều giữ chút an ủi nhỏ nhoi, trao duyên nhưng lòng càng nặng trĩu, giằng xé, tiếc nuối.

d. - Mở đầu là lời yêu cầu khẩn thiết của Kiều với Vân, vừa khẩn khoản vừa thiết tha, đặt cả niềm tin vào Vân.

- Kiều hiểu hoàn cảnh khó xử của mình và Vân, mâu thuẫn trong lòng không phải giữa hiếu và tình.

- Kiều thuyết phục Vân trả nghĩa cho Kim Trọng bằng những lời tâm sự chân thành, có tác dụng thuyết phục.

- Kiều ràng buộc Vân bằng tình máu mủ, khẩn cầu Vân cho mình chút vui, chút ơn, đạt được mục đích nhờ Vân thay mình trả nghĩa.

- Nhưng khi mục đích đạt được, bi kịch tình yêu của Kiều lên tới đỉnh cao; nàng biết Vân trả nghĩa chứ không phải vì "lời nước non", nên chỉ có thể trao duyên, còn tình yêu khó trao.

- Kiều trao lại kỷ vật, mong rằng qua kỷ vật, nàng sẽ hiện diện trong tình yêu; kỷ vật thiêng liêng, gắn liền với những ngày đẹp nhất của đời Kiều.

SAU KHI ĐỌC 

CH4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).

Đáp án chuẩn:

- Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều âm thầm nhắn nhủ Kim Trọng rằng nàng đã phụ tình chàng từ đây.

  - Đây là câu nói đầy đau xót khi chia tay người yêu khi tình cảm vẫn còn sâu đậm, đồng thời cũng là suy tư về cuộc sống tăm tối đang chờ đón nàng.

- Kiều thốt lên: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!” vừa là lời xin lỗi gửi đến Kim Trọng, vừa là lời oán trách số phận bạc bẽo của mình.

  - Tâm lý của Kiều trải qua nhiều cảm xúc: lo lắng cứu cha và em, trao lại mối duyên, nghĩ cho người yêu, và đau xót cho cuộc sống bấp bênh của mình sau này.

CH5. Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh họa bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

Đáp án chuẩn:

- Tính hình tượng, gợi lên những hình ảnh khiến nhân vật và sự kiện như hiện hữu ngoài đời thực. 

- Tính cá thể hóa, qua đó, Thúy Kiều bộc lộ được cá tính riêng biệt, không hòa lẫn của mình. Từng câu chữ trong tác phẩm đều tập trung gợi tả thân phận tội nghiệp của nàng Kiều hồng nhan bạc mệnh

- Ngôn từ trong sáng, chọn lọc, mang nhiều tầng nghĩa, gợi tả, gợi cảm 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT 

Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự "hiểu" và "thương" ấy trong đoạn trích Trao duyên. 

Đáp án chuẩn:

Giá trị tiêu biểu của văn học nằm ở chiều sâu hiểu biết về con người. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du thể hiện lòng cảm thông, bao dung đối với con người qua thế giới nhân vật. Ông hiểu rõ cả chỗ mạnh, yếu, và tầm thường của họ, miêu tả với lòng xót xa, thương cảm. Kiều tự xót xa cho thân phận mình, thấy mình là “người mệnh bạc”, sống mà như đã chết, hình dung tương lai hạnh phúc của Thúy Vân bên Kim Trọng, trong khi nàng trở thành “người thác oan”. Kiều trao duyên cho Vân để giảm bớt day dứt, nhưng bi kịch tình yêu của nàng càng thêm sâu sắc, thể hiện lòng vị tha, đức hy sinh và tình yêu sâu nặng của Kiều dành cho Kim Trọng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác