Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 1 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)
Đáp án Bài 1 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả). Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
Câu 1: Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.
Đáp án chuẩn:
- Giới thiệu tác phẩm: Đời thừa là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức, đánh giá sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học.
- Phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích là giá trị về mặt tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tự sự của tác phẩm Đời thừa.
Câu 2: Mô tả và đánh giá cách Nam Cao kiến tạo truyện kể.
Đáp án chuẩn:
- Đời thừa có cấu trúc truyện ngắn điển hình, diễn ra trong hai ngày, với sự kiện trung tâm là trận say rượu của Hộ, không theo trình tự thời gian.
- Đánh giá: Nam Cao tạo truyện độc đáo và tinh tế, giúp người đọc hiểu sự tha hóa và khổ đau của con người tài hoa khi bị hoàn cảnh vùi dập.
Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn).
Đáp án chuẩn:
- Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài.
- Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc họa nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng.
Câu 4: Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật.
Đáp án chuẩn:
- Sử dụng ngôi thứ ba giúp người đọc dễ nắm bắt diễn biến tâm lý nhân vật, làm nổi bật sự giằng xé giữa lý tưởng văn chương và lo toan cuộc sống.
- Lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật, làm rõ diễn biến tâm lý.
Câu 5: Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn.
Đáp án chuẩn:
- Người kể chuyện là hóa thân của Nam Cao.
- Bên cạnh đồng cảm với hoàn cảnh và sự hối lỗi của Hộ, người kể chuyện đanh thép và nghiêm khắc về sự lầm tưởng của anh.
- Tác giả mỉa mai và phê phán sự ngộ nhận trong cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, chỉ ra sai lầm để anh nhận ra lỗi lầm của mình.
Câu 6: Đánh giá giá trị của tác phẩm.
Đáp án chuẩn:
- Là một truyện ngắn giàu tính phê phán.
- Truyện ngắn của Nam Cao không chỉ phê phán việc con người, đặc biệt là người trí thức, đánh mất mình, mà còn chỉ trích những thiết chế xã hội đẩy các giá trị lớn vào xung đột, nơi cái tầm thường được biện minh bằng hoàn cảnh.
- Sự phê phán của Nam Cao thể hiện một "tấm lòng thương đời" và "con mắt nhìn đời ác", tạo ấn tượng mạnh mẽ nhờ nghệ thuật tự sự sâu sắc và thuyết phục.
Câu 1: Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý nào?
Đáp án chuẩn:
- Điểm nhìn từ bên trong, soi chiếu rõ nội tâm nhân vật kết hợp với lối trần thuật hướng nội giúp tác giả thể hiện tốt nhất nội tâm đang đấu tranh, giằng xé để nhận ra lỗi lầm của nhân vật Hộ.
- Sự nhất quán giữa điểm nhìn và lối trần thuật giúp lời văn của tác giả trở nên chân thực, giá trị biểu cảm và ý nghĩa truyền tải được rõ nét hơn.
Câu 2: Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?
Đáp án chuẩn:
Trình tự diễn biến tâm lý của nhân vật:
- Toàn bộ câu chuyện là diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với trận say rượu của nhà văn Hộ là trung tâm.
- Tác giả men theo tâm lý của nhân vật để đưa ra một trình tự truyện hết sức hợp lý.
=> Trình tự sắp xếp hết sức hợp lý, phù hợp với tâm lý của từng nhân vật trong truyện.
Câu 3: Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn?
Đáp án chuẩn:
- Em có thể học hỏi cách lựa chọn ngôi kể, cách đặt điểm nhìn và đưa ra được lối trần thuật hợp lý.
- Bài viết trên chưa làm em thỏa mãn ở chỗ chưa nói ký về ý nghĩa của kết truyện. Tác giả mới chỉ dừng ở việc đưa ra thông tin mà chưa phân tích được ý đồ nghệ thuật của tác giả bởi đây vốn là một cái kết mở, một cái kết ngổn ngang. Người đọc chắc hẳn sẽ cảm thấy tò mò về sự kiện tiếp theo có thể diễn ra.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận