Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 4 Thuyền và biển

Đáp án Bài 4 Thuyền và biển. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: THUYỀN VÀ BIỂN

SAU KHI ĐỌC

CH1. Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ.

Đáp án chuẩn:

Xuân Quỳnh không chỉ diễn tả tâm trạng kẻ ở người đi mà diễn tả tâm trạng chung của người đang yêu.

CH2. Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được "người kể" soi rọi, khám phá

Đáp án chuẩn:

- Bài thơ bắt đầu với hai hình tượng là thuyền và biển

=> Hai hình tượng sóng đôi, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, đồng thời mang trong mình một vẻ đẹp trữ tình mà mộc mạc, giản dị. 

- Thuyền và biển là hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong những bài thơ, bài ca dao về tình yêu đôi lứa. 

- Theo dòng cảm xúc, câu chuyện về một tình yêu thủy chung của tác giả dần được hé mở

- Câu thơ hiện lên như một lời thú nhận ngại ngùng, e thẹn, bẽn lẽn, nàng bày tỏ rằng mình đã phải lòng chàng từ lâu, nguyện đời này cùng anh xây nên hạnh phúc đôi ta.

CH3. Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề "hiểu", "biết" và "gặp" trong tình yêu đôi lứa?

Đáp án chuẩn:

Khi yêu hai người rất có thể sẽ đoán được ý nghĩ của nhau, dường như họ vẫn truyền cho nhau những thông tin, tín hiệu, bức điện vô hình, giữa những người đang yêu dường như tồn tại "thần giao cách cảm”.

CH4. Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Đáp án chuẩn:

- Sự lồng ghép giữa hai câu chuyện diễn ra linh hoạt, đôi khi khó phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và đâu là câu chuyện của thuyền biển do sự tương đồng. 

- Trong bài thơ, 26 câu dùng cho thuyền và biển, còn 4 câu dành cho câu chuyện của tác giả. 

- Tác giả ít dùng câu thơ trực tiếp về mình, vì tình yêu của tác giả tương đồng với thuyền và biển rất nhỏ. Do đó, khi nói về thuyền và biển, cũng là nói đến câu chuyện của tác giả.

CH5. Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Đáp án chuẩn:

- Những tâm sự, niềm khao khát hạnh phúc cùng, những lo âu và trăn trở trong chuyện tình yêu. 

- Tác giả có một tâm hồn giàu ước mơ, nhiệt huyết say mê với vẻ đẹp của một tình yêu chân thành, trọn vẹn – một tình yêu mang đậm tính chất lý tưởng..

CH6. Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

- Làm cho thông điệp về tình yêu được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

- Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.

Đáp án chuẩn:

Với Xuân Quỳnh, tình yêu không chỉ là sự gắn bó giữa hai người mà là sự kết nối sâu sắc, như con tàu với đường ray, sóng với bờ, thơ với tình yêu, và thuyền với biển. “Nếu từ giã thuyền rồi/ Biển chỉ còn sóng gió/ Nếu phải cách xa anh/ Em chỉ còn bão tố...” Thuyền và biển đã chinh phục lòng người yêu thơ, và tình yêu của Xuân Quỳnh cùng Lưu Quang Vũ đã để lại một câu chuyện tình bất tử. Bài thơ “Thuyền và biển” thể hiện tình yêu sâu sắc, vĩnh cửu, và sẽ tiếp tục làm xúc động trái tim những người yêu thương, như lời hát ân tình: “Chỉ có thuyền mới hiểu/ Biển mênh mông nhường nào/ Chỉ có biển mới biết/ Thuyền đi đâu về đâu...”.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác