Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối bài Ôn tập học kì II

Đáp án bài Ôn tập học kì II. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

ÔN TẬP HỌC KỲ II

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC 

CH1. Sơ đồ hóa danh mục loại, thể loại văn bản đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai. Nêu nhan đề những văn bản cụ thể thuộc các loại, thể loại ấy.

Đáp án chuẩn:

Thể loại văn bản

Văn bản

Tủy bút

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tản văn

Và tôi vẫn muốn mẹ

Thơ trữ tình

Tràng Giang, Nhớ đồng, Con đường mùa đông

Văn bản thông tin

Nữ phóng viên đầu tiên, Trí thông minh nhân tạo, Pa-ra-lam-pích: Một lịch sử chữa lành vết thương.

Kịch

Sống hay không sống- đó là vấn đề, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Văn nghị luận

Cầu hiền chiếu, Một thời đại trong thi ca

Truyện kí

Cà Mau quê xứ

Truyện ngắn

Vợ nhặt, Chí Phèo

Truyện thơ Nôm

Trao duyên, Độc Tiểu Thanh kí.

CH2. Lập bảng phân loại những đơn vị kiến thức cốt lõi được trình bày trong phần Tri thức ngữ văn của mỗi bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai theo từng nhóm: kiến thức chung về loại, thể loại; kiến thức về các yếu tố cấu thành văn bản thuộc từng loại, thể loại; kiến thức về lịch sử văn học; kiến thức tiếng Việt.

Đáp án chuẩn:

Tiêu chí

Thể loại văn bản

Các yếu tố cấu thành văn bản

Kiến thức tiếng Việt

Bài 6

Truyện thơ Nôm là tác phẩm tự sự kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết chủ yếu bằng chữ Nôm và chủ yếu sử dụng thể loại song thất lục bát.

 - Yếu tố tự sự

- Yếu tố trữ tình

- Lặp cấu trúc 

- Đối 

Bài 7

- Ký là thể loại tác phẩm văn xuôi phi hư cấu có khả năng dung hợp các yếu tố.

- Tùy bút có tính tự do cao, bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình

- Tản văn thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình.

- Truyện kí kể người thật, việc thật.

- Yếu tố tự sự, trữ tình

- Yếu tố hư cấu

- Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Bài 8

Văn bản thông tin cung cấp thông tin về một lĩnh vực nào đó cho người đọc và người nghe.

Tổ chức thông tin theo trật tự thời gian, trật tự nhân quả, tầm quan trọng của vấn đề, quan hệ so sánh hoặc tương phản.

Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ.

Bài 9

 

 Cách giải thích nghĩa của từ

 - Trình bày khái niệm mà từ đó biểu thị

- Nêu từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa

- Làm rõ nghĩa của từng yếu tố của từ

CH3. Nêu nhận xét về Bài 6 (Nguyễn Du - "Những điều trông thấy mà đau đớn lòng") trong sự so sánh với Bài 6 (Nguyễn Trãi - "Dành còn để trợ dân này") ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai để nhận ra đặc điểm và yêu cầu riêng của loại bài học về tác gia văn học.

Đáp án chuẩn:

- Điểm chung: đều mang mang một nội dung chính là giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của hai tác giả Nguyễn Du và Nguyễn Trãi – hai trong số những nhà thơ nổi tiếng nhất Việt Nam, để lại cho đời khối lượng tác phẩm đồ sộ và vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

- Bố cục đầy đủ gồm các phần chính như tiểu sử và sự nghiệp sáng tác

- Trong phần sự nghiệp sáng tác phải nói rõ những tác phẩm, tập thơ tiêu biểu của mỗi tác giả và giới thiệu qua về nó

- Có phần tổng kết nghệ thuật chung, đặc trưng của mỗi tác giả.

- Ngoài ra có thể nói rõ về một giá trị nghệ thuật thật đặc trưng của tác giả đó. 

CH4. Phân tích ý nghĩa của các câu hỏi thực hành tiếng Việt trong việc hỗ trợ hoạt động đọc văn bản ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Đáp án chuẩn:

- Bài 6: Sử dụng biện pháp lặp cấu trúc tạo nhịp điệu và nhấn mạnh nội dung, trong khi biện pháp đối tạo vẻ đẹp cân xứng cho thơ và văn.

- Bài 7: Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ trong văn học để thể hiện ý nghệ thuật, gợi liên tưởng mới lạ.

- Bài 8: Phương tiện phi ngôn ngữ giúp tăng nhận thức và hiểu biết về vấn đề cho người đọc.

- Bài 9: Giải thích nghĩa từ bằng khái niệm, từ đồng nghĩa/trái nghĩa và làm rõ từng yếu tố, giúp bài viết sinh động và giải thích rõ ràng.

CH5. Nêu những kiểu bài viết và yêu cầu của từng kiểu bài đã được thực hành trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai.

Đáp án chuẩn:

Kiểu bài

Yêu cầu

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

- Giới thiệu được tác phẩm cần thuyết minh

- Giới thiệu khái quát về tác giả

- Nêu được hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại; tóm tắt được nội dung tác phẩm

- Nêu thông tin cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật

- Khẳng định vị trí, đóng góp của tác phẩm

- Có lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn bản thuyết minh về một hiện tượng xã hội

 - Nêu rõ hiện tượng xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản giúp người đọc hình dung bước đầu về hiện tượng.

 - Làm sáng tỏ nguyên nhân của hiện tượng, tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống, nêu được giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc khắc phục hiện tượng tiêu cực

 - Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh

 - Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh một hay nhiều yếu tố

Viết văn bản thuyết minh về một vấn đề của xã hội đương đại

- Nêu rõ vấn đề xã hội được thuyết minh và cung cấp một số thông tin cơ bản, nổi bật về vấn đề đó

- Làm sáng tỏ các biểu hiện hay phạm vi ảnh hưởng của vấn đề đối với đời sống xã hội hoặc cung cấp thông tin theo trình tự khác

- Rút ra được ý nghĩa của việc nhận thức đúng vấn đề thuyết minh

- Sử dụng kết hợp trong văn bản thuyết minh hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Viết văn nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

- Nêu được những thông tin khái quát về tác phẩm nghệ thuật sẽ bàn tới trong bài viết

- Xác định rõ nội dung về hệ thống luận điểm sẽ triển khai

- Phối hợp linh hoạt giữa việc trình bày lí lẽ và nêu bằng chứng cụ thể

- Thể hiện sự rung động trước tác phẩm và sự đồng cảm đối với tác giả

CH6. Liệt kê các hoạt động của phần Nói và nghe được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập hai và cho biết ý nghĩa của từng hoạt động đó.

Đáp án chuẩn:

Nội dung hoạt động

Ý nghĩa của hoạt động

Giới thiệu một tác phẩm văn học

 - Bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm của cá nhân về một tác phẩm văn học

 - Chia sẻ nội dung đến người nghe

 - Học được cách trao đổi thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

 - Học cách đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích cho quan điểm đó

 - Kỹ năng trình bày trước đám đông

 - Biết cách khai thác về một vấn đề trong đời sống

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

- Học cách đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích cho quan điểm đó

 - Kỹ năng trình bày trước đám đông

 - Biết cách khai thác về một vấn đề trong đời sống

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

 -  - Bày tỏ sự hiểu biết và quan điểm của cá nhân về một tác phẩm nghệ thuật

 - Chia sẻ nội dung đến người nghe

 - Học được cách trao đổi thông tin sao cho phù hợp với hoàn cảnh

 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 

CH1. Xác định ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích. Ý tưởng đó gắn với từ khóa nào?

Đáp án chuẩn:

- Sự tìm tòi khám phá luôn là chìa khóa để đưa con người đến với thành công

- Ý tưởng đó được gắn với từ “tôi không biết” bởi từ sự không biết đó đã thôi thúc con người ta phải tìm tòi, khám phá và giải đáp nó. 

CH2. Hãy nêu một số cụm từ được tác giả nhắc tới trong đoạn trích mà bạn cho là có ý nghĩa tương đương với cụm từ "tôi không biết".

Đáp án chuẩn:

“mấy từ nhỏ bé”, “nhỏ bé nhưng có cánh”, “khoảng không rộng lớn”, “cảm thấy băn khoăn”, “câu trả lời nhất thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ”… 

CH3. Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng "tôi không biết" có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người và của nhân loại nói chung? Bạn đánh giá như thế nào về các bằng chứng được tác giả nêu lên nhằm khẳng định quan điểm của mình?

Đáp án chuẩn:

- Có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của chúng ta bởi nó là động lực, là khởi đầu của mọi phát minh, sự tìm tòi trong cuộc sống. 

- Những bằng chứng được tác giả nêu ra vừa mang tính thời đại và khá ngộ nghĩnh. Bởi ông không đưa ra ví dụ một cách cứng nhắc mà lấy những câu chuyện có phần gần gũi để chỉ ra được sự vĩ đại của họ. Những bằng chứng đó cũng chính là một trong những lý do tạo nên sự thuyết phục cho tác phẩm

CH4. Hãy nêu một ví dụ gắn với lĩnh vực sáng tạo thơ để minh họa cho vấn đề được tác giả đề cập trong đoạn 2.

Đáp án chuẩn:

Nhà thơ Xuân Diệu, được biết đến như "ông hoàng thơ tình" của Việt Nam, mang đến cho Thơ mới một sắc thái hiện đại, phóng khoáng và tự do. Các tác phẩm của ông chìm đắm trong tình yêu và sắc hồng lãng mạn, phản ánh khát khao tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của người Việt Nam một thời.

CH5. Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.

Đáp án chuẩn:

Tính mạch lạc và liên kết của đoạn văn được thể hiện qua các từ nối như "như", "vì vậy", "thế nhưng". Việc lật đi lật lại chủ đề bằng các câu như “Nếu như người đồng hương của tôi” và “Nhà thơ cũng vậy” giúp giải thích quan điểm của tác giả, làm rõ vai trò của sự tò mò trong việc tìm tòi và phát minh.

CH6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về hoạt động sáng tạo của nhà thơ nói riêng, của các nghệ sĩ nói chung từ những gì được gợi ý trong đoạn trích.

Đáp án chuẩn:

Hoạt động sáng tạo của con người luôn là vô tận, nhưng cái gì thúc đẩy sự sáng tạo của họ thì là một câu hỏi lớn. Theo như nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca thì nó xuất phát từ câu nói “tôi không biết”. Đó là khi chúng ta, hay chính các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, họ tìm thấy những chủ đề này thật hay, thật sinh động, và ta sẽ viết, sẽ sáng tác về nó. Chính những cái suy nghĩ như vậy, họ bắt đầu sáng tác, những bài thơ tình đẫm nước mắt, những bản nhạc khiến người nghe phải rơi lệ, hay những bức vẽ khiến người khác nhìn vào và mỉm cười.. tất cả đều xuất phát từ sự ham học hỏi. Họ sáng tác ra một khối tác phẩm đồ sộ rồi chỉ để trả lời cho câu hỏi tình yêu có thực sự đẹp chăng như nhà thơ Xuân Diệu, hay cuộc sống thật buồn tẻ như nhà thơ Hàn Mặc Tử… tất cả những thứ được cho là tầm thường đó đều trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận trong họ. Những suy tư về cuộc sống qua cái nhìn nghệ sĩ đều được nhân cách hóa và trở thành cái gì đó hay và ý nghĩa, nó được gọi là sự vật qua con mắt của kẻ si tình. Cảm xúc của họ dành cho cuộc sống này luôn đong đầy và chiếm phần nhiều hơn người khác, họ yêu cuộc sống tự tại, tự do sáng tác và cùng nghiền ngẫm những tác phẩm của mình. Bởi vậy, những tác phẩm đó luôn mang theo những triết lý nhân sinh sâu sắc, những bài học cuộc sống ý nghĩa. Và đó chính là giá trị to lớn của nghệ thuật.

VIẾT 

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Hãy tạo lập một văn bản thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để giới thiệu một tác phẩm văn học được bạn đánh giá là đặc sắc.

Đề 2: Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.

Đề 3: Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật thường được khơi lên từ cuộc tiếp xúc bất ngờ với một tác phẩm cụ thể. Với bạn, tác phẩm nào đã đóng vai trò này? Hãy viết về tác phẩm đó.

Đáp án chuẩn:

Đề 2.

Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.

Bài làm

Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay.

Học là quá trình tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, và video. “Học nữa, học mãi” có nghĩa là học suốt đời, không chỉ dành cho trẻ em mà cả người lớn cũng cần học để mở rộng kiến thức và cải thiện bản thân. Việc học mang lại nhiều lợi ích, không chỉ cho cá nhân—với việc nâng cao trình độ văn hóa và cơ hội việc làm—mà còn cho xã hội, tạo ra môi trường phát triển và cống hiến.

Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin

NÓI VÀ NGHE 

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

ND1. Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mỏ rộng của mỗi bài học.

ND2. Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn (có thể dựa vào bài viết của mình về vấn đề này, nếu đã có).

ND3. Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật từng để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về vấn đề lựa chọn và hành động trong cuộc đời. 

Tham khảo:

   Giáo dục luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu, từ xưa đến nay. Từ các triều đại phong kiến cho đến thời đại ngày nay, việc giáo dục con người luôn được coi là tiêu chí hàng đầu của sự phát triển đất nước và nó luôn gắn liền với việc học. Bởi vậy, lời khuyên của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” vẫn còn nguyên giá trị ngay cả trong cuộc sống ngày nay. Hôm nay, hãy cùng nhóm chúng mình tìm hiểu về câu nói này của Lê-nin cũng như tầm quan trọng của việc học trong xã hội hiện nay.

   Học ở đây có thể hiểu là sự tiếp thu kiến thức được truyền đạt lại từ các phương tiện khác nhau và thường nó được dùng để chỉ những kiến thức tốt đẹp, mang ý nghĩa nhân văn và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể học từ những bài học của thầy cô giảng trên lớp, từ bạn bè, những người đi trước rồi đến sách vở, báo chí, video… Kiến thức luôn hiện diện ở khắp mọi nơi và đòi hỏi chúng ta phải biết học tập một cách đúng cách và hiệu quả. “Học nữa, học mãi” ở đây có thể hiểu là việc học diễn ra lâu dài, kiên trì, bền bỉ hay nói cách khác là diễn ra suốt đời. Không chỉ những em nhỏ cần phải học mà ngay cả những người lớn tuổi, họ cũng hoàn toàn có thể học để mở rộng kiến thức của mình. Kiến thức luôn là một cái gì đó rộng mở và chúng ta phải chiếm lĩnh nó. Ẩn sâu trong đó là lời khuyên chân thành rằng chúng ta hãy luôn học hỏi, trau dồi bản thân mình để trở lên tốt đẹp hơn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

   Vậy việc học như vậy sẽ đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trước hết là đối với bản thân chúng ta. Như chúng ta đều biết, trình độ văn hóa luôn là thước đo để đánh giá phẩm chất của con người trong xã hội, hay như từ chúng ta thường thất là “có học” và “không có học”. Có học ở đây là để chỉ những người học cao cấp đại học, có thể là thạc sĩ, tiến sĩ và đây được cho là phần tinh túy của xã hội. “Không có học” ở đây là để chỉ những người học thấp, hết chương hình Trung học cơ sở hoặc phổ thông, sau đó họ đi làm và không tiếp tục học nữa. Và hiển nhiên, những người “có học” sẽ được xã hội trọng dụng và coi trọng hơn. Trình độ văn hóa của bạn không chỉ nói lên con người của bạn mà nó còn giúp bạn đạt được những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt, nhận được sự tôn trọng của mọi người xung quanh và luôn được ưu tiên trong một số trường hợp như điều kiện làm việc, đối xử… Đối với xã hội, sự phát triển của nó tùy thuộc vào nó. Một xã hội bao gồm những người có trình độ học tập, làm việc, cư xử… sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển của xã hội ngày càng cao mà nó còn giúp tạo một môi trường lành mạnh để con người có thể bộc lộ hết tài năng của mình, cống hiến hết mình vì sự phát triển của xã hội. Đó chính là lợi ích to lớn nhất của việc học.

   Dù vậy, trong cuộc sống ta vẫn luôn bắt gặp những trường hợp không chịu học hỏi, nâng cao nhận thức và hoàn thiện bản thân mà luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác, luôn cho mình là đúng. Những người như vậy thật đáng phê phán. Hay một bộ phận khác, họ không muốn học, hay làm mà chỉ muốn ăn chơi và dần sa đọa vào tệ nạn xã hội và dẫn đến những hậu quả thương tâm.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân mình, điều đó không chỉ nâng cao hiểu biết của bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta luôn giữ được bản tính và lý tưởng của mình, tỉnh táo trước sự cám dỗ và những thói tiêu cực. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh chúng ta, cần phải luôn luôn học tập, rèn luyện bản thân mình ngày càng trở lên tốt đẹp hơn, phải có trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước. Phải luôn phấn đấu phát triển bản thân trở thành một người có ích cho xã hội, để xứng đáng với lời răn dạy của Lê-nin.

Như vậy, việc học luôn là cần thiết và là phương tiện để ta thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với gia đình, xã hội và đất nước. Vì vậy, chúng ta phải luôn đề cao việc học tập, rèn luyện của bản thân trong quá trình rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của chính mình. 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác