Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối bài Ôn tập học kì I trang 155

Đáp án bài Ôn tập học kì I trang 155. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP HỌC KÌ I 

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

CH1. Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy.

Đáp án chuẩn:

- Các thể loại trữ tình:  ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…

- Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…

- Các thể loại kịch:  kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

CH2. Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.

Đáp án chuẩn:

STT

THUẬT NGỮ

GIẢI THÍCH

1

Biểu tượng

Hình ảnh tượng trưng, mang tính ngụ ý, gợi ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản; chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú; gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát.

 

2

Điểm nhìn bên trong

Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng để kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật.

 

3

Điểm nhìn bên ngoài

Loại điểm nhìn trần thuật được sử dụng miêu tả sự vật, con người ở những bình diện ngoại hiện, kể về những điều mà nhân vật không biết.

 

4

Truyện thơ dân gian

Thuộc loại hình tự sự dân gian, do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác, có hình thức thơ, kể những câu chuyện có nguồn gốc từ truyện cổ, sự tích tôn giáo hay cuộc sống đời thường

 

CH3. Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

- Nội dung thực hành;

- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;

- Ý nghĩa của hoạt động thực hành.

Đáp án chuẩn:

- Bài 1: Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 

- Bài 2: Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng 

- Bài 3: Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (tiếp theo) 

- Bài 4: Thực hành tiếng Việt: Lỗi về thành phần câu và cách sửa 

CH4. Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

1

  

 

2

  

 

Đáp án chuẩn:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

1

Văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

Một vài nét về nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa

 

2

Văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ

Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” Lý Bạch

 

3

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống

 

4

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Cư dân của hành tinh

 

5

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

 

CH5. Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau: 

- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe; 

- Yêu cầu của hoạt động; 

- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động. 

Đáp án chuẩn:

* Bài 1: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện

  - Nội dung: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm truyện.

  - Yêu cầu:

    + Giới thiệu thông tin cơ bản về tác phẩm.

    + Nêu các khía cạnh nghệ thuật kể chuyện.

    + Trình bày phát hiện cá nhân và thu hút người nghe.

    + Tôn trọng các cách cảm nhận, đánh giá khác nhau.

  - Thách thức và Ý nghĩa:

    + Thách thức: Đánh giá các phương diện nghệ thuật.

    + Ý nghĩa: Truyền tải nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

* Bài 2: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

  - Nội dung: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật.

  - Yêu cầu:

    + Cung cấp thông tin chính xác về tác phẩm.

    + Nêu lý do chọn tác phẩm.

    + Trình bày cảm nhận cá nhân và thuyết phục; chủ động tương tác với người nghe.

  - Thách thức và Ý nghĩa:

    + Thách thức: Lựa chọn tác phẩm phù hợp và đánh giá chính xác.

    + Ý nghĩa: Đưa ra quan điểm khác về tác phẩm.

* Bài 3: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

  - Nội dung: Đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội.

  - Yêu cầu:

    + Nêu vấn đề xã hội cần đánh giá.

    + Làm rõ bản chất và vai trò của vấn đề.

    + Trình bày ý kiến cá nhân và phân tích ý kiến khác.

    + Rút ra ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận.

    + Tôn trọng ý kiến khác.

  - Thách thức và Ý nghĩa:

    + Thách thức: Lựa chọn vấn đề phù hợp.

    + Ý nghĩa: Vấn đề thu hút sự quan tâm xã hội.

* Bài 4: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

  - Nội dung: Thảo luận về vấn đề đời sống.

  - Yêu cầu:

    + Chọn vấn đề gần gũi với tuổi trẻ học đường.

    + Nêu khía cạnh cụ thể và các cách tiếp cận.

    + Thể hiện quan điểm rõ ràng, thuyết phục.

    + Tôn trọng ý kiến trong thảo luận.

  - Thách thức và Ý nghĩa:

    + Thách thức: Ý kiến tranh luận có thể trái chiều.

    + Ý nghĩa: Bày tỏ thái độ tích cực đối với đề tài thảo luận.

ĐỌC

CH1. Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho độc giả cảm thấy thật thú vị đồng thời còn có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho bạn đọc về việc thưởng thức tác phẩm.

CH2. Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Đáp án chuẩn:

Tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

CH3. Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Đáp án chuẩn:

Viết về sự đằm thắm, âm điệu và là sự cảm nhận của tác giả trong nhiều cung bậc cảm xúc bắt đầu từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường..…

CH4. Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quá?

Đáp án chuẩn:

Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ.

CH5. Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Đáp án chuẩn:

- Xuân Diệu gây khó hiểu khi chọn câu thơ bằng tiếng Pháp của Bô-đơ-le làm câu đề từ trong bài thơ "Tương Giao". 

- Câu thơ dịch ra Tiếng Việt: “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”.

=> Tác giả muốn diễn tả sự hòa hợp giữa các giác quan, từ đó tạo ra vẻ đẹp mới và hình ảnh lạ cho thơ.

CH6. Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Đáp án chuẩn:

Bài thơ của Xuân Diệu thể hiện sự cảm nhận sâu sắc về sắc cảnh xung quanh, từ “khúc nhạc thơm” đến “giọng suối”, “lời chim” và “tiếng khóc người”, tạo nên một không gian hòa hợp giữa âm thanh và cảm xúc. Xuân Diệu khát khao giao cảm với đời, với hồn thơ luôn rộng mở và tha thiết yêu đời. Hoài Thanh đã nhận xét Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, với ngôn ngữ sáng tạo và giọng thơ hấp dẫn. Bài thơ không chỉ phản ánh tâm tư và cảm xúc của tác giả mà còn góp phần đưa tên tuổi của Xuân Diệu sáng trên bầu trời thi ca Việt Nam.

VIẾT

CH1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo. 

Đáp án chuẩn:

Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

- Nội dung chính: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.

- Việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, nhuần nhuỵ mà đặc sắc, gợi cảm.

CH2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.

Đáp án chuẩn:

“Việt Bắc” là một bài thơ nổi tiếng Tố Hữu viết năm 1954. Bức tranh tứ bình trong bài cũng là một nét đặc sắc đã lưu lại trong tâm trí người đọc nhiều ấn tượng.

Nỗi thơ thiết tha bồi hồi ấy đọng lại trong bức tranh tứ bình về con người và cảnh vật thiên nhiên Tây Bắc, trước hết đó là sự phác họa những nét cảnh mùa đông:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

Một mùa đông rực rỡ và ấm nồng nơi núi rừng Tây Bắc đã được nhà thơ phác họa một cách sinh động. Đó là mùa đất trời nơi đây tràn ngập sắc “đỏ”, “tươi” rực rỡ của hoa chuối rừng trên nền xanh trầm tĩnh của cỏ cây rừng lá, của ánh nắng ấm áp lửng lơ, tràn ngập khắp không gian khoáng đạt. Trên cái nền thơ mộng ấy, con người Việt Bắc xuất hiện với vẻ đẹp khỏe khoắn trong tư thế lao động: “dao gài thắt lưng”. Hai từ “nắng ánh” khiến lời thơ Tố Hữu như bừng sáng, góp phần làm nổi bật hơn vẻ đẹp của con người trong lao động, những con người đang trong tư thế vươn lên đỉnh đèo. Mùa đông trong thơ xưa thường diễn tả cái tiêu điều, hiu quạnh, những cơn gió lạnh và một bầu không khí man mác buồn. Đông Hồ từng viết:

“Em nhớ: một sáng ngày mùa đông

Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng

Theo khe cửa sổ gió thổi rú

Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng”

Hay như nhà thơ Ngô Chi Lan từng bày tỏ:

“Lò sưởi bên mình ngọn lửa hồng

Giải buồn chén rượu lúc sầu đông

Tuyết đưa hơi lạnh xông rèm cửa

Gió phẩy mùa băng giải mặt sông”

Cái buồn, cái sầu ấy ta lại không bắt gặp ở mùa đông trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ viết về mùa đông Tây Bắc lại thắm tươi và nồng ấm sắc màu, sức sống. Con người trong cảnh sắc ấy khỏe khoắn và chủ động.

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Đó là cặp câu thơ lục bát tiếp theo nhà thơ miêu tả về thiên nhiên và con người Việt Bắc khi xuân về. Sự dịu dàng, trong trẻo, tinh khôi của sắc trắng hoa mơ “nở trắng rừng” đã làm lòng người đọc biết bao xao xuyến. Trên nền cảnh ấy, con người hiện ra trong công việc của cuộc sống giản dị đời thường. Động từ “chuốt” đã tinh tế làm toát lên vẻ tài hoa, cần mẫn, khéo léo của con người lao động nơi đây. Sự thanh tao thơ mộng của đất trời, sự giản dị, khéo léo của con người cùng hòa điệu làm ý thơ Tố Hữu càng thêm nổi bật và ấn tượng.

Nhà thơ Bàng Bá Lân từng bày tỏ cảm nghĩ của mình qua những dòng thơ trong “Trưa hè”:

“Trời lơ lửng cao vút không buông gió

Đồng cỏ cào khô cánh lượt hồng

Êm đềm sóng lụa trên trên lúa

Nhạc ngựa đường xa lắc tiếng đồng

Quán cũ nằm lười trên sóng nắng

Bà hàng thừa khách ngủ thiu thiu

Nghe mồ hôi chảy đầm như tắm

Đứng lặng trong mây một cánh diều”

Mùa hè với Bàng Bá Lân là vậy, bình yêu mà và cùng đáng nhớ. Còn với Tố Hữu, mùa hè Việt Bắc là:

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Sắc màu tươi sáng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve được nhà thơ tái hiện chân thực. Từ “đổ” trong câu thơ được xem như nhãn tự bộc lộ trọn vẹn ý nghĩ của nhà thơ. Phải chăng, nhà thơ đang muốn nói đến sự tương quan kỳ diệu của thanh âm và màu sắc đã khiến cho cảnh vật nơi đây như có linh hồn, có sự giao cảm mạnh mẽ. Người Việt Bắc hiện ra trong một vẻ gì đó thật lặng lẽ nhưng vẫn rất hiền hòa như một điểm nhấn lắng sâu giữa không khí sôi động của thiên nhiên đất trời mùa hạ.

Được nhắc đến cuối cùng, nhưng cách thể hiện của nhà thơ về mùa thu vẫn khiến người đọc không khỏi ấn tượng và lưu luyến. Một Việt Bắc trong trẻo. Một Việt Bắc thanh tịnh dưới ánh trăng. Đó là những gì ta cảm nhận được qua hai câu thơ:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Trên cái nền hiền hòa của thiên nhiên ấy con người hiện ra với vẻ thắm thiết ân tình trong tiếng hát thân thương cũng là tiếng lòng thủy chung Cách mạng đượm tình sâu nghĩa thẳm.

Để có thể phác họa nên bức tranh tứ bình của cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc sống động như vậy, nhà thơ đã vận dụng khéo léo đồng thời bút pháp cổ điển và hiện đại. Sự tinh tế và tài hoa ấy đã góp phần giúp cho bức tranh tứ bình trong “Việt Bắc” có một vị trí đặc biệt trong lòng người đọc bao thế hệ, góp phần làm đa dạng hơn những bài thơ, áng văn viết về “bức tranh tứ bình”.

CH3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Đáp án chuẩn:

“Vô cảm” là sự thiếu xúc động, tình cảm và không quan tâm đến nỗi đau của người khác. Truyền thống dân tộc ta luôn coi trọng sự đoàn kết và tình làng nghĩa xóm, nhưng hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ, nhiều người có xu hướng chỉ lo cho bản thân và gia đình, bỏ qua các vấn đề xã hội. Bệnh vô cảm khiến con người thờ ơ với những đau khổ xung quanh, từ tai nạn giao thông đến những tệ nạn xã hội, và làm việc một cách đơn điệu, thiếu hiệu quả.

Trong công việc, vô cảm dẫn đến sự tắc trách và thiếu trách nhiệm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và hiệu quả công việc. Ví dụ, bác sĩ vô cảm không chăm sóc tận tình bệnh nhân, kĩ sư vô cảm không đảm bảo chất lượng công trình, tài xế vô cảm phớt lờ an toàn giao thông, và giáo viên vô cảm không quan tâm đến học trò.

Hiện tượng vô cảm đáng lo ngại như khi người dân thờ ơ với sự đau khổ của người khác, chẳng hạn như khi người mất tài sản trên xe buýt không nhận được sự giúp đỡ, hay khi mọi người đi nhặt bia từ tai nạn giao thông. Điều này đặt ra câu hỏi về lòng trắc ẩn và tình thương trong xã hội hiện đại.

Là học sinh, chúng ta nên chống lại bệnh vô cảm bằng cách quan tâm, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh, chia sẻ và thể hiện lòng nhân ái. Tình thương là giá trị quý báu của con người; bệnh vô cảm làm mất phẩm chất này. Chúng ta cần thắp sáng lòng nhân ái và kết nối với cộng đồng để chống lại bệnh vô cảm và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

CH4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu. 

Đáp án chuẩn:

"Anh có về Kinh Bắc quê em, mà nghe quan họ mà xem làng nghề

Con sông Cầu in bóng trăng thề người đi người ở người về với ai..."

Những câu ca ngọt ngào, đằm thắm ấy chính là dân ca quan họ Bắc Ninh. Làn điệu dân ca quan họ từ lâu đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người dân Bắc Ninh nói riêng và người Việt Nam nói chung. Tại kì họp lần thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ngày 30 tháng 9 năm 2009, dân ca quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể chỉ sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và ca trù. Điều này chứng tỏ dân ca quan họ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hiện nay, dân ca quan họ xuất hiện ở rất nhiều nơi trên cả nước nhưng nhiều nhất vẫn là Bắc Ninh. Hầu hết các làng ở Bắc Ninh đều có những địa điểm sinh hoạt hát quan họ. Tuy nhiên, cái nôi đầu tiên của quan họ bắt nguồn từ Làng Diềm hay còn gọi là làng Viêm Xá, thuộc phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Đây là nơi bà Thủy tổ của quan họ xuất hiện và truyền dạy lời ca cho mọi người. Qua năm tháng, quan họ không những giữ được nguyên vẹn lối hát truyền thống mà còn xuất hiện thêm nhiều lối hát mới phong phú và đa dạng.

Hiện tại, không ít những bài nghiên cứu, đánh giá của những nhà nghiên cứu đầu ngành về dân ca quan họ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu quan họ trong không gian văn hóa đương đại tại làng Diềm. Mục đích nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu dân ca quan họ tại làng Diềm, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh để thấy được nét độc đáo, đặc sắc và đặc biệt của quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm. Phương pháp nghiên cứu: Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích - tổng hợp. 

Khác với các loại hình diễn xướng khác, dân ca quan họ Bắc Ninh nổi tiếng với bạn bè gần xa bởi âm điệu ngọt ngào, trong trẻo, mượt mà, tha thiết. Cho đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác về thời gian ra đời của làn điệu này. Có người cho rằng quan họ xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ XI, ý kiến khác lại nói vào thế kỉ XVII. Dù là thời gian nào thì quan họ vẫn được coi là phương tiện lưu giữ hồn cốt của văn hóa xứ Kinh Bắc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, quan họ cũng có sự thay đổi, bổ sung. Chúng ta có thể chia thành quan họ truyền thống và quan họ mới.

Trước hết, quan họ truyền thống là lối hát quan họ ra đời đầu tiên. Nó chỉ tồn tại ở 49 làng quan họ gốc tại xứ Kinh Bắc. Quan họ truyền thống đòi hỏi người hát phải am hiểu luật lệ, cách hát. Lúc bấy giờ, người ta không gọi là "hát quan họ" mà là "chơi quan họ" bởi cho rằng quan họ là một thú vui tao nhã, thanh tao. Quan họ truyền thống không có nhạc đệm, chủ yếu là sự đối đáp của các liền anh liền chị vào độ "xuân thu nhị kì". Khác với quan họ truyền thống, quan họ mới ít nhiều đã có sự cải biên. Hình thức diễn xướng cũng trở nên đa dạng hơn bao gồm hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa,... Tính đến năm 2016, có tất cả 67 làng quan họ được xếp vào danh sách bảo tồn và phát triển, trong đó có 44 làng quan họ thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Làng Diềm thuộc địa phận phường Hòa Long, nơi đây lưu giữ rất nhiều nét đẹp văn hóa của làng quê xứ Kinh Bắc. Lớn lên trên đất tổ của quan họ, người dân cũng rất ngọt ngào, đằm thắm. Từ trong cách ứng xử, nói năng, đi lại, người dân làng Diềm đều toát lên vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng. Họ hiền lành, chất phác và đặc biệt hiếu khách như những câu quan họ mà ta đã từng nghe:

"Khách đến nhà là hát

Khách uống trà là pha"

hay

"Người ơi, người ở đừng về..."

Dường như người con của miền quê quan họ đều rất tình - một cái tình ngọt ngào như những lời ca. Không chỉ các liền anh, liền chị khi hát mới duyên dáng mà cái duyên ấy hiện hữu ngay cả trong đời sống hàng ngày. Đó là nét duyên được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, quan họ mới trở nên đằm thắm, mượt mà đến như vậy.

Đặt dân ca quan họ trong không gian văn hóa làng Diềm, ta có thể thấy được nét độc đáo, hấp dẫn của làn điệu quan họ nơi đây. Ngày xưa, do hạn chế khi di chuyển nên sự giao lưu giữa Diềm và các làng khác gặp nhiều khó khăn. Bởi vậy, lối hát ở Diềm có điểm khác biệt, "cổ" hơn so với những nơi khác. Các liền anh, liền chị thường sử dụng lối hát chậm rãi, khoan thai, ít các bài lí có tiết tấu nhanh. Chính vì thế, những luyến láy hay tiếng đệm trong lời ca như "Dôông ôi à tô ông tang" "Dôông tang tết, tết tang" "tềnh tếnh"... cũng bị tiết chế. Một số bài "Bóc thư", "Tình thư", "Bóng giăng loan", "Ăn ở trong rừng" không được chia thành trổ ở Diềm.

Khi nhắc đến quan họ làng Diềm, không thể không nhắc đến bốn nghệ nhân kì cựu: Ngô Thị Nhị, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bản, và Ngô Thị Lịch. Họ là những người nắm giữ nhiều làn quan họ cổ và đã được phong danh nghệ nhân ưu tú. 

Vào các dịp lễ hội, các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ quan họ diễn ra thường xuyên, với các điệu hát du dương ngay cả khi không có nhạc đệm. 

Dân làng và chính quyền địa phương rất chú trọng giữ gìn dân ca quan họ. Tại trường Tiểu học Hòa Long, quan họ được dạy như một môn học ngoại khóa, giúp học sinh phát triển nhân cách và yêu quê hương.

Chính quyền đã xây dựng nhà hát dân ca quan họ Bắc Ninh, với diện tích 19.400 mét vuông và kinh phí hơn 178 tỷ đồng, nhằm bảo tồn và phát triển quan họ, đồng thời thúc đẩy du lịch. Dù xã hội phát triển, giá trị văn hóa của quan họ vẫn được gìn giữ và phát huy, thu hút du khách trong và ngoài nước.

Mỗi một làng quan họ đều mang những nét riêng nhưng nếu đã nghe quan họ thì không thể bỏ qua làn điệu làng Diềm. Làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm là một nét đẹp văn hóa và có tầm ảnh hưởng to lớn đối với không gian văn hóa làng Diềm. Quan họ không chỉ là niềm tự hào của người dân làng Diềm mà còn là toàn thể người dân Việt Nam. Chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực để giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống như dân ca quan họ làng Diềm.

NÓI VÀ NGHE

CH1. Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.

Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.

Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành "lối sống xanh”.

Đáp án chuẩn:

Cuốn sách "Chinatown" của Thuận gợi cho tôi nhiều suy nghĩ về sự quyến rũ của Paris, Hà Nội, và sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại. Dù không có cấu trúc rõ ràng, "Chinatown" là dòng chảy ký ức chồng chéo, mang lại cảm xúc sâu sắc và không lời giải đáp. 

Tác phẩm không phân chia chương hồi và không rõ thể loại, nhưng tạo ra sự tò mò và hấp dẫn qua các câu văn ngắn, lặp đi lặp lại. Nhân vật chính là một người mẹ đơn thân sống ở Pháp, đối mặt với nhiều mâu thuẫn và trắc trở trong cuộc sống.

Chinatown khám phá các mối quan hệ, tình yêu, và những ký ức lẫn lộn, từ Việt Nam đến Paris, với những trào phúng và đau đớn. Cuốn sách không chỉ là một tự sự về cuộc đời của nhân vật, mà còn phản ánh những phức tạp của xã hội và cá nhân. 

Chinatown mang đến cái nhìn sâu sắc về Hà Nội, từ những năm 90 đến thời kỳ Đổi Mới, với sự chân thật và cay đắng, tạo nên một bức tranh sống động và đầy cảm xúc về một thời đại đã qua.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác