5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 155

5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 155. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

ÔN TẬP HỌC KÌ I 

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

CH1: Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản thuộc từng loại, thể loại ấy.

CH2: Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.

CH3: Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

- Nội dung thực hành;

- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;

- Ý nghĩa của hoạt động thực hành.

CH4: Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

1

 

 

 

2

 

 

 

CH5: Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau: 

- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe; 

- Yêu cầu của hoạt động; 

- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động. 

ĐỌC

CH1: Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

CH2: Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

CH3: Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

CH4: Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quá?

CH5: Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

CH6: Viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

VIẾT

CH: Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo. 

CH2: Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.

CH3: Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

CH4: Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu. 

NÓI VÀ NGHE

CH1: Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.

Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.

Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành "lối sống xanh”.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC

CH1: - Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.

+ Các thể loại trữ tình:  ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng…

+ Các thể loại tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự…

+ Các thể loại kịch:  kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

CH2:

STT

THUẬT NGỮ

KHÁI NIỆM

GIẢI THÍCH

1

Cấu tứ

Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. 

Cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ,…

2

Truyện thơ

Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,… 

Có dung lượng lớn, bao quát nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể của đời sống.

3

Điểm nhìn bên trong

Vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá

Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể cả người kể chuyện hoặc hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật.

4

Truyện thơ dân gian

Do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác, lưu hành bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết

Do điều kiện văn hóa, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hóa, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

5

Bi kịch

Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch, thường diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn hành động cao đẹp với tình thế bi đát không thể đảo ngược. 

Bi kịch thường kết thúc bằng cái chết của nhân vật nhưng cái đẹp thì đạt đến nỗi đau tột cùng.

CH3:

Nội dung thực hành

Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững

Ý nghĩa của hoạt động thực hành

Đặc điểm cơ bản củangôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác.

- Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách báo, văn bản hành chính, thư từ,…

Nhận biết, phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong các văn bản văn học.

Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của Tiếng Việt, đồng thời biết thực hiện việc đối chiều, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

- Tạo ra những kết hợp trái logic nhằm “lạ hóa” văn bản.

- Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh đặc điểm đối tượng.

- Cung cấp nét nghĩa mới nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ.

- Bổ sung chức năng mới cho câu.

Lỗi thành phần câu và cách sửa

Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, sắp xếp sai vị trí thành phần câu, thiếu vế câu.

Nhận biết được lỗi về thành phần câu và đưa ra được cách sửa.

CH4:

STT

Kiểu bài viết

Đề tài được gợi ý

Đề tài đã viết

1

Văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện

- Phân tích tình huống truyện, cốt truyện

- Phân tích đặc điểm tính cách nhân vật 

- Phân tích cách xây dựng nhân vật

 Phân tích nhân vật trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

3

Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Con người với cuộc sống xung quanh)

- Cách bảo vệ mình trước những tệ nạn xấu của xã hội

- Sự cần thiết của việc học Ngoại ngữ

- Lắng nghe những tiếng thì thầm của cuộc sống

 Cách bảo vệ mình trước nhữn tệ nạn xấu của xã hội

5

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

- Giao thoa và tiếp biến văn hóa – nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

- Kiến trúc thành Thành Long

Nghệ thuật thời Phục Hưng

CH5:

Tên nội dung hoạt động nói và nghe

Yêu cầu của hoạt động

Thách thức và ý nghĩa của hoạt động

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

- Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình.

- Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện.

- Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình.

- Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện.

- Giới thiệu các thông tin cần thiết về tác phẩm truyện.

- Chỉ ra và đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện.

 

Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật

- Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng với các nhà chuyên môn,…).

- Nêu được lí do chọn giới thiệu tác phẩm.

- Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại.

- Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật.

- Cung cấp thông tin toàn diện về tác phẩm.

- Trình bày được ý nghĩa của việc giới thiệu tác phẩm.

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội

- Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận.

- Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội.

- Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác.

- Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề.

- Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận.

- Trình bày đúng bản chất của vấn đề.

- Giúp người nghe hiểu rõ bản chất của vấn đề.

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

- Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trách nhiệm của tuổi trẻ học đường.

- Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề.

- Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu.

- Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận.

- Thể hiện được văn hóa tranh luận khi nêu ý kiến.

- Nắm bắt được nội dung ý kiến, làm sáng tỏ vấn đề thảo luận,…

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu

- Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề.

- Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính.

- Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn.

- Trình bày rõ ràng được các vấn đề nghiên cứu, lí do chọn đề tài, những kết luận và phát hiện chính.

 

ĐỌC

CH1:- Ý nghĩa nhan đề Huyền diệu: một nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi nên sự bí ẩn và kì diệu, khiến cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về tác phẩm.

CH2: - Ý nghĩa lời đề từ: Dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm

thanh tương ứng với nhau”.

=> Tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh,

đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau,

từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

CH3: - Tác giả đã cảm nhận rất rõ nét về những cảnh sắc xung quanh mình, tác giả viết về sự đầm ấm và những âm điệu từ cảm xúc: từ “khúc nhạc thơm” đến người say rượu đêm tân hôn và rồi du dương một khúc nhạc hường, “nghe lẫn lộn ghé bên tai”, “lời chim”, “giọng suối”, “tiếng khóc người” … Tác giả tha thiết, rạo rực bởi niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống, thèm sống đến mãnh liệt và thèm yêu đến điên cuồng.

CH4: Những tri thức Ngữ Văn cần vận dụng: Thơ, điểm nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ. 

CH5: Những kết hợp từ ngữ có tính chất khác thường:

- Lắng nghe em (đảo ngữ)

- Khúc nhạc thơm (từ thơm: chuyển từ khứu giác sang thính giác)

- Uống thơ tan trong khúc nhạc

CH6:- “Sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ vô cùng hấp dẫn viết về chủ đề thiên nhiên đất trời vào thu. 

- Nét độc đáo của bài thơ này không chỉ là những dòng thơ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ như “hương ổi, gió se, sương, dòng sông” hay như những đám mây trời vắt nửa mình sang thu.

- Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Không những thế, tác giả còn cảm nhận thu bằng đầy đủ các giác quan như: thính giác, khứu giác, thị giác. 

- Đặc biệt, nhà thơ còn cảm nhận mùa thu từ xa (hương ổi) đến gần (sương) từ cáI vô hình (gió se, hương ổi) đến cái hữu hình (dòng sông). 

VIẾT

CH: Phân tích truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”

  • Nhắc đến Sương Minh Nguyệt người ta nhớ ngay đến hình ảnh một người lính với tính cách vừa hổ lửa, vừa hồn nhiên lại có khi lạnh lùng.

  • Trong các sáng tác của ông, hình ảnh làng quê với những gốc hiện thực, vừa lãng mạn đan cài, soi chiếu vào nhau vì vậy cảm hứng mà người đọc nhận thấy đó là nồng nàn, thâm trầm, thêm nét lãng mạn. 

  • Tác phẩm “Người ở bến sông Châu” được ra đời vào tháng 6 năm 1977. Đọc tác phẩm người đọc có thể nhìn thấy được sự sáng tạo và tìm tòi của nhà văn về hình thức tổ chức điểm nhìn, cách kể chuyện độc đáo của nhà văn. 
  • Tác giả đã đa dạng hóa, di chuyển điểm nhìn linh hoạt.

+ Sương Nguyệt Minh mượn quan điểm, thái độ, cảm nhận của nhân vật Mai để kể chuyện.

+ Tuy nhiên, đôi lúc, ông lại dịch chuyển điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.

+ Qua lời kể của Mai, cuộc đời của dì Mây được tái hiện sâu sắc.

+ Dì Mây là người phụ nữ có tấm lòng chung thủy. Suốt một thời gian dài ở chiến trường, dì luôn nhớ mong chú San “Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào cũng viết tên anh”

+ Trong trái tim dì Mây chỉ có một người đó là chú San.

+ Đặc biệt, khi thím Ba mất, dì đã dành tất cả yêu thương để nhận nuôi thằng Cún như con đẻ của mình.

  • Bằng những điểm nhìn linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc cảm nhận chân thực cuộc đời của dì Mây.

  • Khơi gợi cho người đọc sự cảm thông, thấu hiểu, trân trọng với số phận con người thời hậu chiến.

  • Tác phẩm giúp người đọc cảm nhận rõ nỗi đau khổ, bất hạnh của con người. Từ ấy, gửi gắm bài học về lòng biết ơn đến các thế hệ đi trước đã dũng cảm hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

CH2: - Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.

- Thơ ông thường mang nỗi buồn man mác, u sầu, thể hiện tâm trạng nhớ nhung hoài niệm.

- Đặc trưng cho phong cách thơ này chính là bài thơ “Áo trắng” với cấu tứ độc đáo

- Chủ đề của bài thơ là tâm trạng bỡ ngỡ trước vẻ đẹp tinh khôi trong sáng của người yêu; là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng.

- Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca hiện đại.

- Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, làm khoảnh khắc kì diệu, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên.

- Cấu tứ của bài thơ: hình ảnh cô ái trong tà áo trắng được lặp lại vòng tròn ở cả mở đầu và kết thúc.

- Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôi trai gái

+ Cô đến thăm chàng trai mình yêu

+ Được nhìn từ xa đến gần, từ ngạc nhiên đến say đắm hạnh phúc

+ Bắt đầu từ các hình ảnh “nở bừng ánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bước tỏa hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”, “đôi má nắng hoe tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếng nói...

  • Cấu tứ độc đáo làm cho bài thơ như một câu chuyện kể về sự diễn biến của cuộc gặp gỡ, thể hiện những bước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành.

  • Cấu tứ ấy cho thấy được những cung bậc cảm xúc mỗi lúc mãnh liệt của chàng trai

  • Hình tượng trung tâm là cô gái qua cái nhìn say đắm của chàng trai.

  • Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”

  • Những bước đi của cô gái được miêu tả thật đẹp “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng”.

  • Khi đến gần vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở “bàn tay ngón ngón tay”, “ở đôi má nắng hoe tròn”…

  • Khép lại bài thơ là hình ảnh “áo trắng” nhưng kết tinh tinh, thăng hoa

  • Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái đồng thời cũng là của mối tình học trò.

  • Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với chủ đề của bài thơ.

  • Bài thơ đã thể hiện được nỗi nhớ sâu sắc, hoài niệm của tác giả về những kỉ niệm của tuổi thơ và người con gái bên tà áo trắng.

CH3: Chủ đề: Lối sống ảo của con người

  • Nêu vấn đề sống ảo

  • Khái niệm sống ảo

+ Sống ảo là hiện tượng con người sử dụng mạng xã hội để phô trương, khoe khoang về bản thân hoặc nói những đạo lí, những điều hay lẽ phải

+ Mục đích là để tạo sự chú ý, muốn được người khác ngưỡng mộ, ca ngợi

  • Nguyên nhân của sống ảo

+ Chủ quan: Do thói hư vinh của con người hoặc ý muốn trốn tránh thực tại

+ Khách quan: Do sự khiêu khích, tác động từ các yếu tố bên ngoài, muốn được bằng hoặc hơn người khác, được làm ông nọ bà kia.

  • Thực trang của lối sống ảo

+ Cập nhật trạng mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm

+ Đưa ý kiến gây tranh cãi về một vấn đề xã hội

+ Lúc nào cũng ôm vào cái điện thoại

+ Hay khoe khoang về những vật chất phù phiếm, thậm chí là mình chưa có được những thứ đó trong tay

  • Hậu quả

+ Gây mất thời gian

+ Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần

+ Làm mất đi những mối quan hệ thực tế xung quanh

+ Kéo lùi sự phát triển của xã hội

+ Gây nên những hành vi tiêu cực ngoài đời thực

  • Giải pháp

+ Tập trung phân bổ thời gian hợp lí, không quá đắm chìm vào mạng xã hội

+ Chú tâm rèn luyện và phát triển bản thân

+ Không tham sự vào những sự việc tiêu cực

+ Biết chọn lọc những thông tin trên các trang mạng

  • Bài học nhận thức và hành động

CH4: Đề tài Trình bày nghiên cứu về Nghệ thuật thời Phục hưng.

a) Đặt vấn đề

Nghệ thuật phục hưng đó là một phong cách nghệ thuật bao gồm hội họa, điêu khắc và kiến ​​trúc xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm 1400.Nghệ thuật là một trong những số mũ chính của Phục hưng Châu Âu. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu nhận ra những nghệ sĩ vẫn còn nổi tiếng, như Boticelli, Giotto và van der Weyden.

b) Giải quyết vấn đề

* Sự cải tiến hội họa:

Trong thế kỷ mười lăm, một số họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan đã phát triển những cải tiến cho cách tạo ra tranh sơn dầu. Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ Ý đã sử dụng các kỹ thuật mới của Hà Lan để cải thiện các bức tranh của họ.

- Hiện tượng này có ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian các tác phẩm nghệ thuật. Thời Phục Hưng phần lớn là do sự hiện diện của các nhân vật người Ý xuất sắc. Nhiều người trong số này được coi là giỏi và có tầm ảnh hưởng

* Sự tái hiện của các văn bản cổ điển

- Một trong những ảnh hưởng chính của văn học Phục hưng là sự xuất hiện lại của các văn bản thời trung cổ đã bị mất trong Thời đại đen tối của nhân loại.

- Những người văn học nghiên cứu các văn bản này đã sử dụng ảnh hưởng của họ để cải thiện các tác phẩm của họ và mang lại một liên lạc cũ cho phong trào, mà vào thời đó là đương đại.

* Kiến trúc: Họ bám sát vào các ý tưởng cổ điển về việc tạo ra các cấu trúc sạch sẽ đơn giản nhất có thể. Điều này có thể tạo ra kiến trúc vòng tròn

* Điêu khắc: Giống như hội họa, điêu khắc thời Phục Hưng được định nghĩa bởi các đặc điểm giống như các tác phẩm điêu khắc thời trung cổ. Mỗi tác phẩm là cả một công trình nghiên cứu tỉ mỉ, có độ chân thực cao.

c) Kết luận: Các tác phẩm thời Phục Hưng tập trung vào niềm tin rằng hành động đúng đắn là chìa khóa của hạnh phúc.

NÓI VÀ NGHE

CH1: Vấn đề nghị luận: thực hành lối sống xanh

+ Trong cuốn sách “Sống xanh” tác giả đã viết “Ăn sạch – Uống lành – Sống bền vững” 

+ Đứng trước thực trạng Trái đất hiện nay, nhiều người lựa chọn lối sống xanh để bảo vệ tương lai của chính mình và thế giới xung quanh

- Khái niệm “lối sống xanh”

+ Lối sống xanh là lối sống thân thiện với môi trường, hòa hợp với tự nhiên

+ Đây là lối sống tích cực trong xã hội hiện đại

- Tự nhiên và con người luôn có mối quan hệ mật thiết. Hiện nay môi trường bị ô nhiễm nặng nề nên con người cần thực hiện lối sống xanh

- Lối sống xanh được thể hiện ở việc sử dụng những đồ dùng có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, trồng cây gây rừng, khai thác vừa phải các nguồn tài nguyên…

- Sống xanh mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống

+ Bảo vệ sức khỏe con người

+ Duy trì môi trường sống lành mạnh cho các thế hệ sau

+ Nâng cao sức khỏe tinh thần

- Mặt trái của lối sống xanh

+ Lối sống xanh chưa được đáp ứng một cách rộng rãi vì nhiều người chưa có ý thức bảo vệ môi trường

+ Nếu không thực hiện lối sống xanh, môi trường sẽ bị hủy hoại bởi rác thải, tài nguyên cạn kiệt và con người sẽ bị diệt vong

- Bài học nhận thức và hành động: con người cần chung tay thực hiện lối sống xanh bằng nhiều hình thức khác nhau.

- Ý nghĩa: nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 155, soạn Văn 11 tập 1 KNTT trang 155

Bình luận

Giải bài tập những môn khác