5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 126

5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 126. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: SỐNG, HAY KHÔNG SỐNG - ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm- lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

CH2: Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét?

CH3: Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại.

CH4: Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

SAU KHI ĐỌC 

CH1: Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện.

CH2: Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

CH3: Có thế xác định cách hiểu Hăm lét về "sống" và *không sống” như thế nào?

CH4: Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng "chết" đáng "mong muốn” mà cũng là "điều khó khăn” buộc người ta phải "ngừng lại mã suy nghĩ”

CH5: Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thể” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh rang sau khi chết”?

CH6: Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của chính mình? Dựa vào phần tóm tất vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề.

CH7: Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của bạn về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống - đó là vấn đề.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có thể sẽ ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1:- Bầu không khí bao quanh Hăm-lét: Mọi người người xung quanh chàng đều cố gắng dò xét xem chàng có thật điên khùng hay chỉ giả điên.

CH2: - Nội tâm Hăm-lét: Tràn ngập sự căm phẫn và chán ghét cuộc sống, suy nghĩ duy nhất của chàng chỉ là trả thù. Tuy nhiên, chàng vẫn đủ sáng suốt để đề phòng trường hợp đây là một linh hồn tà ác hiện lên để xúi giục chàng làm điều bậy, hòng kéo linh hồn của chàng xuống Địa Ngục.

CH3: Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập

với nhau.

- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần

cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

CH4: Theo Hăm-lét, nhan sắc và đức hạnh là điều nghịch lí. 

  • Nhưng hiện tại, nhan sắc có mãnh liệt biến đức hạnh thành phóng đãng

  • Hăm – lét là một người mang nội tâm sâu sắc, không dễ dàng thua cuộc, vượt ra mọi nỗi khổ nhục để giải phóng bản thân mình, tìm ra sự thật về cái chết của cha.

SAU KHI ĐỌC 

CH1:- Các lời thoại trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy được thái độ của các nhân

vật đối với Hăm - lét. Nhà vua, hoàng hậu đều cố gắng tra xét xem Hăm-lét có

thật sự bị điên hay không.

= > Ta thấy được sự độc ác, toan tính thâm độc của các nhân vật.

CH2: - Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên

đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét

trong hoàn cảnh éo le của chính mình.

CH3:- Theo Hăm-lét “sống” và “không sống” mang khái niệm trừu tượng: chịu đựng

tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hay là chúng ta đấu

tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

=> Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu

thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay

cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn.

CH4:- Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” vì chàng đang có những suy nghĩ, đấu tranh giữa việc sống và chết; phân vân bản thân nên chịu đựng hay là cầm vũ khí vùng lên. Theo Hăm-lét sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau, khôi phục lại trật tư làm cho cái thời đại đảo điên tan tác trở nên ngay ngắn, vững vàng.

CH5:- Ý thức của Hăm-lét:

+ Những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức, kiêu căng của kẻ bạo hành,

sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt

mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” là: gặp lại những người

thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia

trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.

CH6:Nhận thức của Hăm-lét: 

+ Sự đấu tranh về ý nghĩa của sự sống và cái chết. 

+ Chàng băn khoăn không biết bản thân nên tiếp tục nhẫn nhục, đổi lại mọi người sẽ vẫn hạnh phúc, hoành hành hay vùng lên đấu tranh, tạo nên một cuộc mưa máu khiến nhiều người phải lầm than. 

+ Nên nghe con tim hay lý trí, lựa chọn trách nhiệm của bản thân và tiếp tục gánh vác hay buông xuôi, bỏ mặc tất cả?

- Sau khi nhận thức được vấn đề Hăm-lét dặn bạn mình kể cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brat.

CH7:- Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét được thể hiện ở sự giằng xé của bản thân sống hay không sống, đấu tranh hay từ bỏ.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột như vậy vẫn còn tồn tại nhưng nó luôn được chuyển hóa linh hoạt. 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Thông qua những mâu thuẫn xung đột của các nhân vật trong vở kịch, tác giả đã phản ánh chế độ xã hội thời trung cổ mục nát, thực dụng và tàn ác, sẵn sàng dẫm đạp lên nhau để đạt được lợi ích cho mình.  

- Thông qua văn bản, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp: Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, dù bị vùi dập, dẫm đạp; con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình. Điều đẹp nhất sẽ luôn chờ bạn ở phía trước, hãy sống chứ đừng tồn tại. Phải hiểu được chính mình trước khi thấu hiểu được thế gian. Bởi vì tất cả chúng ta đều xứng đáng được sống và hạnh phúc. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 126, soạn Văn 11 tập 1 KNTT trang 126

Bình luận

Giải bài tập những môn khác