5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 6

5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 6. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: TÁC GIA NGUYỄN DU

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lẩy Kiều hoặc vịnh Kiều.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du.

CH2:  Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.

CH3: Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.

CH4: Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

CH5: Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

CH6: Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.

CH7: Khát vọng tình yêu và khát vọng tự do.

CH8: Mô hình cốt truyện của Truyện Kiều.

CH9: Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

CH10: Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.

CH11: Ngôn ngữ và thể thơ lục bát.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

CH2: Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?

CH3: Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

CH4: Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1 - 1,5 trang)

CH5: Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?

CH6: Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?

CH7: Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: - Hình thức lẩy Kiều: lựa chọn những câu thích hợp trong 3254 câu trong Truyện

Kiều và nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý.

Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng

(Hồ Chí Minh, Đi thuyền trên sông Đáy)

- Hình thức vịnh Kiều:

+ Bài Tống vịnh Truyện Kiều (Phạm Quý Thích)

Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan,

Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan.

Lòng tơ còn vướng chàng Kim Trọng,

Gót ngọc khôn đành giấc thủy quan.

Nửa gối đoạn đường tan giấc điệp,

Một dây bạc mệnh dứt cầm loan.

Cho hay nhưng kẻ tài tình lắm,

Trời bắt làm gương để thế gian

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: - Truyền thống gia đình, dòng họ:

+ Gia đình đại quý tộc có nhiều người đỗ đạt và làm quan; có truyền thống văn chương.

+ Thời thơ ấu, Nguyễn Du được sống trong êm đềm, nhưng sớm mồ côi cha mẹ, gia đình li tán.

=> Hoàn cảnh gia đình tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

- Bối cảnh thời đại:

+ Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, đời sống nhân dân loạn lạc, lầm than.

+ Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu lả khởi nghĩa Tây Sơn.

=> Bối cảnh lịch sử đầy biến động dữ dội, Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm.

CH2: - Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tú tài, nhưng không tiếp tục đi thi.

- Năm 1802, ông ra làm quan phục vụ triều đình nhà Nguyễn.

- Năm 1813, ông đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc.

- Năm 1820, Gia Long qua đời, Minh Mạng lên ngôi, cử Nguyễn Du làm Chánh sứ nhưng chưa kịp đi thì ông lâm bệnh và qua đời.

CH3: a. Thanh Hiên thi tập: 

  • Hoàn cảnh sáng tác: gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nội dung: Thanh Hiên thi tập ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối u uất không thể giải tỏa. 
  • Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố. 

b. Nam trung tạp ngâm: 

  • Hoàn cảnh sáng tác: gồm 40 bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, thời kì Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn.
  • Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành...) hay nói một cách mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).
  • Nghệ thuật: giọng điệu bi thiết, buồn thương. 

c. Bắc hành tạp lục: 

  • Hoàn cảnh sáng tác: gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
  • Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa. 
  • Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối.

CH4: - Vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của nghệ sĩ lớn, vừa khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

CH5: - Truyện Kiều được Nguyễn Du tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và sáng tạo theo hình thức thơ riêng mang tính dân tộc – Truyện thơ Nôm và thể lục bát (3254 câu). Biểu hiện rõ ràng của hiện tượng giao lưu văn hóa và sáng tạo văn học.

CH6: Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.

- Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

+ Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại “buôn thịt bán người”.

+ Lên án xã hội đồng tiền chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

- Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

+ Khắc họa nhân vật sống động, lấy thiên nhiên là thước đo cho vẻ đẹp.

+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tài năng (đặc biệt là Thúy Kiều).

- Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh.

CH7: Nguyễn Du trân trọng con người nên đồng cảm với những khát vọng chính đáng vượt ra ngoài khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến của con người – được yêu và sống tự do.

CH8: Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chính của truyện thơ Nôm, đó là 3 phần Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ. Trong mỗi phần, ông đều có những sáng tạo độc đáo riêng.

CH9: - Gần như giữ nguyên hệ thống các nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện nhưng cá thể hóa tính cách của các nhân vật để phù hợp với chủ đề mới, bản sắc và văn hóa dân tộc.

- Nhiều nhân vật có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh chân thực nguồn gốc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng. Nhiều đoạn ngôn ngữ đối thoại có khả năng bộc lộ những biến động trong tâm hồn nhân vật.

CH10: Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, “ngôn ngữ” thiên nhiên (hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng).

CH11: Khẳng định vị trí và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiếng Việt trong lịch sử văn học dân tộc, hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

SAU KHI ĐỌC

CH1:

Năm

Sự kiện

1756

Sinh ra tại Thăng Long

1775

Mồ côi cha

1778

Mồ côi mẹ

1783

thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

1789 - 1796

Nguyễn Du phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh từ năm 1796 - 1802.

1802

Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung

1805 - 1809

Ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ.

1809

Nguyễn Du được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

1813

Ông được thăng Cần Chánh điện học sinh và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

1820

Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

1965

Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

=> Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.

CH2: - Bắc hành tạp lục được sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

- Nội dung chính: Niềm cảm thương, trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là thân phận của những kiếp tài hoa.

CH3: - Phản ánh hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc.

- Phản chiếu, lưu giữ chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng của Nguyễn Du.

CH4: - Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Truyện kể về cuộc đời của Thúy Kiều - thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc đời bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều gặp gỡ và có một mối tình đẹp với Kim Trọng. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

- Phần 2. Gia biến và lưu lạc

Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều bán mình để chuộc cha. Trước đó, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu. Nhưng Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng tiếp tục rơi vào lầu xanh. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội

trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do bị lừa, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống song thì được sư Giác Duyên cứu.

- Phần 3. Đoàn tụ

Kim Trọng chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn mong gặp lại Kiều. Chàng quyết tâm đi tìm nàng. Thúy Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

CH5: - Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ.

- Khẳng định những khát vọng táo bạo, chính đáng, trái ngược với tư tưởng phong kiến 

- Tố cáo, lên án xã hội 

CH6: - Cốt truyện được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ nhưng được sáng tạo thêm:

+ Cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ, đính ước, thề nguyện của Kim Trọng, Thúy Kiều.

+ Đoạn kết vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ), vừa phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).

- Về xây dựng nhân vật, các nhân vật đã được lí tưởng hóa. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao (lấy vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, nhân vật có tài năng kiệt xuất).

CH7: Những đóng góp:

- Khẳng định sự đa dạng của nền văn học dân tộc.

- Là một minh chứng sống về sự độc đáo của nền văn học nước nhà.

- Ông đã mang chữ Nôm, văn học Việt Nam vươn tầm ra thế giới, khẳng định vị thế văn học xưa kia của Việt Nam không hề thua kém bất kì nước nào.

- Ông đã góp phần phát triển ngôn ngữ dân tộc và hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ: hình thể và tâm hồn 

- Khẳng định những khát vọng táo bạo, chính đáng, trái ngược với tư tưởng phong kiến 

- Tố cáo, lên án xã hội 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 6, soạn Văn 11 tập 2 KNTT trang 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác