Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 6: Tác gia Nguyễn Du (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 6 Tác gia Nguyễn Du(P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyễn Du tên hiệu là gì?

  • A. Tố Như
  • B. Ức Trai
  • C. Thanh Tâm
  • D. Thanh Hiên

Câu 2: Nguyễn Du quê ở đâu?

  • A. Chí Linh - Hải Dương
  • B. Can Lộc - Hà Tĩnh
  • C. Nghi Xuân - Hà Tĩnh
  • D. Thanh Oai - Hà Nội

Câu 3: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình có truyền thống gì?

  • A. Truyền thống khoa bảng.
  • B. Truyền thống văn hóa
  • C. Truyền thống văn học
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm những sáng tác nào?

  • A. Sáng tác bằng chữ Hán
  • B. Sáng tác bằng chữ Nôm
  • C. Sáng tác bằng chữ quốc ngữ
  • D. Cả A và B đúng.

Câu 5: Sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du gồm những tập thơ nào?

  • A. Thanh Hiên thi tập
  • B. Nam Trung tạp ngâm
  • C. Bắc hành tạp lục
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 6: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được mượn cốt truyện từ tác phẩm

nào?

  • A. Kim Vân Kiều truyện
  • B. Truyện Lục Vân Tiên
  • C. Sơ kính tân trang
  • D. Tống Trân- Cúc Hoa

Câu 7: “Truyện Kiều” gồm bao nhiêu câu?

  • A. 3253 câu
  • B. 3254 câu
  • C. 3250 câu
  • D. 3256 câu

Câu 8: “Truyện Kiều” gồm mấy phần?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 5

Câu 9: Giá trị nội dung của Truyện Kiều là gì?

  • A. Cảm thương với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • B. Lến án, tố cáo xã hội phong kiến thối nát đương thời
  • C. Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người, khát vọng tình yêu, công lý.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 10: Giá trị đặc sắc nhất của “Truyện Kiều” là gì?

  •  A. Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới
  •  B. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt đến đỉnh cao rực rỡ
  •  C. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc
  •  D. Cách khắc họa tính cách con người độc đáo

Câu 11: Đâu là nhận xét đúng nhất về cuộc đời Nguyễn Du?

  • A. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố 
  • B. Cuộc sống êm đềm, bình lặng
  • C. Nhiều hạnh phúc, bình yên
  • D. Nhiều bổng lộc, giàu có

Câu 12: Những biến cố lịch sự nào đã tác động đến cuộc đời và con người Nguyễn Du?

  • A. Giai đoạn cuối nhà Lê, sụp đổ của triều đình vua Lê- chúa Trịnh.
  • B. Thời kì bão táp của phong trào nông dân mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
  • C. Triều đình Tây Sơn sụp đổ, triều Nguyễn được Vua Gia Long thiết lập
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Dòng nào nói đúng nhất về tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?

  • A. Thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người
  • B. Là giá trị nhân đạo của kiệt tác văn chương
  • C. Là tiếng lòng nhói đau của tác giả với những gì đã trải qua
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 14: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã đưa :

  • A. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • C. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  • D. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Câu 15: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông ?

  • A. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
  • B. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
  • C. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
  • D. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm

Câu 16: Yếu tố nào đã nuôi dưỡng nên tài năng thi ca của Nguyễn Du?

  • A. Gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học.
  • B. Mười năm gió bụi ở Thái Bình.
  • C. Ở với người anh làm quan – Nguyễn Khản.
  • D. Những năm làm quan tri huyện.

Câu 17: Điền từ/cụm từ vào dấu ba chấm trong móc vuông sau đây cho phù hợp. Ngôn ngữ […] đạt đến mức điêu luyện, biến hoá linh hoạt cả khi kể chuyện, tả cảnh, tả tình nâng thể loại truyện thơ Nôm và ngôn ngữ văn chương của dân tộc lên một tầm cao mới.

  • A. Của Nguyễn Du
  • B. Chữ Hán
  • C. Chữ Nôm
  • D. Truyện Kiều

Câu 18: Sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du bao gồm:

  • A. Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh; Thanh Hiên thi tập
  • B. Truyện Kiều; Văn tế thập loại chúng sinh; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; Thác lời trai phường nón
  • C. Thanh Hiên thi tập; Văn tế thập loại chúng sinh; Thác lời trai phường nón
  • D. Văn tế thập loại chúng sinh; Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; Thác lời trai phường nón

Câu 19: Đại thi hào Nguyễn Du có “Con mắt trông thấy sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” là nhận định về:

  • A. Toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du.
  • B. Toàn bộ cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Du.
  • C. Về kiệt tác Truyện Kiều.
  • D. Về toàn bộ sáng tác bằng chữ Hán.

Câu 20: Dòng nào sau đây không nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm Truyện Kiều?

  • A. Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do và ước mơ công lí.
  • B. Truyện Kiều là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối.
  • C. Truyện Kiều là tiếng khóc cho số phận con người.
  • D. Truyện Kiều thể hiện tình yêu thiên nhiên và niềm niềm say mê với những phong cảnh của non sông, đất nước của tác giả.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác