Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 2)

Soạn siêu ngắn bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 2) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: TÁC GIA NGUYỄN DU

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du

Trả lời:

Là dòng họ nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nhiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh trai là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). 

Thời đại:

  • Sống trong thời kỳ phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực. (cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX)

  • Chế độ phong kiến rơi khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.

  • Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.

  • Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ triều đại phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn và quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

 

CH2.  Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du

Trả lời:

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên ). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). 

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau:

  • Năm 1803 : đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

  • Năm 1805 : thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

  • Năm 1807 : làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

  • Năm 1809 : làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

  • Năm 1813 : thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

  • Sau khi đi sứ về vào năm 1814 , ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

  • Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột. 

 

CH3. Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ. 

Trả lời:

  1. Thanh Hiên thi tập: 

  • Hoàn cảnh sáng tác:  trước năm 1802, tâm sự của tác giả trong hoàn cảnh gia đình lênh đênh, lưu lạc theo sự sụp đổ nhà Trịnh - Lê

  • Nội dung: chứa đựng tình cảm quê hương thân thuộc, và những khó khăn vất vả khi gặp cảnh không nhà, không cửa. Tập thơ ghi lại tâm sự của một con người đầy hùng tâm, tráng chí nhưng gặp nhiều cảnh ngộ không như ý nên phải ôm trong lòng mối u uất không thể giải tỏa. Bao trùm tập thơ là điệp khúc buồn, u uẩn, day dứt khôn nguôi.

  • Nghệ thuật: thơ chữ Hán, sử dụng các điển tích, điển cố. 

  1. Nam trung tạp ngâm: 

  • Hoàn cảnh sáng tác:gồm 40 bài sáng tác từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. 

  • Nội dung: nói về sự nghèo túng, ốm đau của mình (Ngẫu đề, Thủy Liên đạo trung tảo hành...) và mỉa mai và bóng gió về thói hay chèn ép của các quan lại (Ngẫu đắc, Điệu khuyển...).

  • Nghệ thuật: cảm hứng trữ tình vẫn chiếm ưu thế hơn cả và tạo thành âm hưởng chủ đạo của hai tập thơ. Đó là thế giới tinh thần đầy u uất, buồn thương và những vận động nội tâm sâu sắc của một con người luôn khao khát sống nhưng thời thế lắm điều bất như ý.

  1. Bắc hành tạp lục: 

  • Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc 

  • Nội dung: là niềm cảm thương trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là những kẻ tài hoa, trăn trở trước số phận của cõi người. Xuất hiện trong tập thơ là hiện thực nhân dân cùng khổ, Nguyễn Du đã vẽ nên những bức tranh sông động về tình cảnh những người dân nghèo trên bước đường tha phương.

  • Nghệ thuật: thơ chữ Hán, các cặp thơ đối.

 

CH4. Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Trả lời:

Với gia tài thơ chữ Hán của mình, Nguyễn Du đã góp phần không nhỏ trong việc làm nên thành tựu của một giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử văn học dân tộc. Luôn thể hiện sự trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, khát vọng sống, khát vọng tình yêu, hạnh phúc. Vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

 

CH5. Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

Trả lời:

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới nhữngvẫn mang bản sắc riêng với thể thơ lục bát của dân tộc Việt.  

CH6. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.

Trả lời:

* Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người

  • Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm tiền trên thân xác những người con gái.

  • Lên án xã hội đồng tiền đã chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

* Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người

  • Khắc họa sống động vẻ đẹp ngoại hình của chị em Thúy Kiều, lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ con người.

  • Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn: Thúy Vân thanh cao, đài các, Thúy Kiều sắc sảo, mặn mà.

  • Ca ngợi tài năng của Thúy Kiều: cầm kì thi họa đều tinh thông

* Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh:

  • Xót thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh

  • Thương cho những kiếp người bị chà đạp, bị ức hiếp, bị biến thành món hàng cho người ta mua bán.

CH7. Khát vọng tình yêu và khát vọng tự do

Trả lời:

Khát vọng tình yêu tự do được khẳng định qua mối tình Kim - Kiều trong sáng, thuỷ chung, cao thượng, Ngòi bút đậm chất trữ tình của Nguyễn Du đã mở ra cả một thế giới phong phú, bí ẩn của trái tim đang yêu với đủ mọi cung bậc cảm xúc; mang đến cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về tình yêu. Nguyễn Du vẫn hết mực trân trọng tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Đó còn là khát vọng sống tự do được Nguyễn Du thể hiện qua nhân vật Từ Hải, giấc mơ công lí được truyền tải quá phiên tòa báo ân báo oán.

CH8. Mô hình cốt truyện của Truyện Kiều

Trả lời:

Mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần: Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ. Trong mỗi phần, Nguyễn Du đều có những, sáng tạo độc đáo. Tạo dựng một liên kết chặt chẽ, logic của cốt truyện và bộc lộ được tính cách nhân vật.

CH9. Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trả lời:

Nguyễn Du gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện. Song tính cách của hầu hết các nhân vật đều được thay đổi, phù hợp với chủ đề mới, với bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc. 

Sự biến đổi của nhân vật trung tâm tất nhiên dẫn đến sự đổi thay của nhiều nhân vật khác: Kim Trọng, Thúy Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư,... Họ đều hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Du với những diện mạo mới, tính cách mới. Tác giả đã cá thể hoá ngoại hình của nhiều nhân vật sử dụng rất thành công các chi tiết bề ngoài để khắc họa tính cách (Thuý Kiều, Thuý Vân, Tú Bà, Mã Giám Sinh,..). Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh chân thực nguồn gốc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng, Nhiều đoạn ngôn ngữ đối thoại có khả năng bộc lộ những biển động tinh tế, phức tạp trong tâm hồn nhân vật.

CH10. Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.

Trả lời:

Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác giả đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thuý Kiều phục vụ cho việc biểu hiện tình cảm nhân đạo cao cả của ông đối với nàng Kiều. Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số câu thơ, Nguyễn Du cũng để lại cho người đọc những Hình ảnh khó quên qua những màn, những cuộc hội thoại trong Tác phẩm. Chúng ta có thể tìm trong Tác phẩm của Nguyễn Du rất nhiều hình thức hội thoại: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại, đối thoại giữa người âm và người dương, đối thoại trực diện và đối thoại gián tiếp… 

Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp trong độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả như muốn hòa mình vào đó để tự nhiên bày tỏ quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của mình một cách khách quan. Nội dung và ngữ điệu hoàn toàn là của nhân vật, nhưng chủ thể lời nói là của người kể. đó chẳng phải là một nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện quan niệm của tác giả trong tác phẩm đó

Độc thoại nội tâm làm cho diện mạo tinh thần của các nhân vật trở nên nổi bật, sắc nét. Đây cũng là điều mà nhiều nhà nghiên cứu đã từng xác nhận. Trong “Truyện Kiều” đó xuất hiện lời độc thoại nội tâm với các đặc trưng của nó là lời trực tiếp tự do, dùng ý thức và lời nửa trực tiếp trong tâm trạng nhân vật.

 

CH11. Ngôn ngữ và thể thơ lục bát 

Trả lời:

Thể thơ lục bát có từ ca dao xuất hiện từ rất lâu trước đó, song lại chỉ trở thành hoàn mỹ khi có truyện Kiều. Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát lên một tầm cao mới, với đầy đủ tính nghệ thuật, cái đẹp thiên cổ nhưng vẫn giữ được nét giản gị của nó. Sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác tác phẩm, Nguyễn Du đã góp phần phát triển tiếng Việt, ở thời kì này là chữ Nôm, tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng đậm tính dân tộc.

Nhà văn có một “kho báu” từ vựng dồi dào, phong phú, đa dạng, xứng đáng là những khối cẩm thạch xây nên tòa lâu đài chữ nghĩa Truyện Kiều. Trước hết, Nguyễn Du tôn vinh cái giản dị nhưng chân thành của tiếng Việt. Sử dụng những từ ngữ dễ hiểu nhất, gần gũi với đời sống nhân dân nhất để viết nên những trang thơ của mình. Ông đề cao ngôn từ của người dân lao động, mà vẫn tô điểm cho nó những nét nghệ thuật đặc sắc. 

Nguyễn Du là người mạnh bạo và thành công nhất trong việc mở cửa cho ngôn ngữ bình dân bước vào, không chỉ bước vào mà còn làm chủ lâu đài văn học trước đây vốn chỉ có ngôn ngữ kinh sách, đầy tính tượng trưng, ước lệ. Ông đã làm cho tiếng Việt có khả năng không chỉ đạt độ hàm súc ngang với chữ Hán mà còn có sự biểu cảm cao hơn, ít nhất trong cảm thụ của người Việt.  Vì thế, những từ: Hoa, Xuân, lan, Thu, cúc, tâm, tài, mệnh, đàn bà... đã đi vào đời sống tự nhiên nên dễ được tiếp nhận. Nhà thơ vẫn giữ những điển tích, điển cố trong tác phẩm, song không gây khó hiểu cho người đọc. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 2), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác