Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 1: Chí Phèo (phần 2)

Soạn siêu ngắn bài 1: Chí Phèo (phần 2) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: CHÍ PHÈO

SAU KHI ĐỌC

CH1. Tóm tắt cốt truyện Chí Phèo theo trình tự thời gian cuộc đời nhân vật. Hãy đánh giá hiệu quả của việc phá vỡ trình tự này trong mạch trần thuật của tác phẩm. 

Trả lời:

1.Chí Phèo trẻ: Chí Phèo là một chàng trai nghèo khó, bị xa lánh và coi thường trong xã hội. Anh ta gặp Thị Nở, người phụ nữ yêu anh một cách sâu sắc và hy sinh cho anh.

  1. Tuổi trưởng thành: Chí Phèo tiếp tục cuộc sống khó khăn, gặp nhiều biến cố và thất bại. Từ một anh canh điền chất phác làm thuê cho lí Kiến, không rõ nguyên nhân bị đẩy vào tù sau bảy, tám năm. Sau khi về hãm hạn tù về làng và trở thành “con quỷ của làng Vũ Đại”

  2. Tình yêu với Thị Nở: Chí Phèo gặp lại Thị Nở, và ngủ với nhau ở bụi chuối.  Hai người tái lập mối quan hệ và sống cùng nhau, tuy nhiên, mọi chuyện không suôn sẻ do sự phản đối từ bà cô và xã hội.

4.mKết thúc bi thảm: Chí Phèo thức tỉnh sau khi bị Thị bỏ rơi, muốn làm người lương thiện, tìm ra nguồn cơn của sự đau khổ đời mình là bá Kiến. Đến tận nhà giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình - “Chết để bảo toàn con người lương thiện trong hắn được sống”. 

Phá vỡ trình tự thời gian trong mạch truyện của Chí Phèo là một công cụ hiệu quả được sử dụng trong tác phẩm. Việc này giúp tác giả khai thác sâu hơn vào tâm lý và cảm xúc của nhân vật. Bằng cách đan xen các sự kiện trong quá khứ và hiện tại, câu chuyện không chỉ thuật lại cuộc sống của Chí Phèo mà còn tạo ra một hiệu ứng đồng thời và tăng tính nhấn mạnh giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo xuyên suốt thời gian và không gian. Vẫn giữ nguyên ý nghĩa đến tận bây giờ.Từ đó, tác giả muốn khẳng định dù trong bất cứ hoàn cảnh cảnh nào, con người vẫn luôn giữ được bản tính lương thiện vốn có và ông luôn đặt niềm tin vào nhân cách của con người.

CH2. Phân loại điểm nhìn trần thuật trong đoạn mở đầu theo các bình diện: điểm nhìn của người kể chuyện/ điểm nhìn của nhân vật (Chí Phèo, dân làng Vũ Đại); điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong. Nhận xét về tương quan và sự dịch chuyển giữa các điểm nhìn này, qua đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách Nam Cao mở đầu câu chuyện.

Trả lời:

*Phân loại điểm nhìn: 

  • Điểm nhìn bên ngoài (điểm nhìn kể chuyện): qua lời kể của tác giả với vai trò là người chứng kiến, hiểu rõ toàn bộ câu chuyện dưới cái nhìn trực diện, khách quan, diễn tả sự việc diễn ra một cách chân thực, giúp người đọc hiểu được diễn biến của câu chuyện.

  • Điểm nhìn bên trong (điểm nhìn của nhân vật): đóng vai thành các nhân vật trong truyện, đưa ra quan điểm, phán xét của mình về mỗi sự việc trong truyện qua những câu cảm thán, những lời bàn tán, bình phẩm. Từ đó làm nổi bật lên góc nhìn đa chiều, đa dạng bởi đan xen những cung bậc cảm xúc khác nhau của những người trong cuộc và giúp người đọc hiểu hơn về tuyến tính của mỗi nhân vật. 

*Nhận xét: 

Tác giả sử dụng lối kể chuyện dịch chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn, từ người kể chuyện chuyển sang lời kể của nhân vật một cách độc đáo, tài tình. Với nhân vật Chí Phèo, mở đầu truyện ngắn là cái nhìn trần thuật của người kể chuyện. Sau đó, sử dụng hình thức lời nửa trực tiếp, “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi…”  Và với điểm nhìn của dân làng Vũ Đại lúc thì tác giả hòa mình vào đó để giải thích được nguyên nhân và cách nhìn đặc trưng của một thời đại (Ví dụ tác giả từ điểm nhìn của dân làng lý giải tại sao mọi người lại gọi Chí Phèo là “con quỷ của làng Vũ Đại”, từ cách hắn đi đứng, ăn vạ, chửi mắng,...) Cũng có lúc tác giả đứng trên lập trừng người kể chuyện để phản ánh hiện thực cuộc sống, lên án chế độ phong kiến ( Ví dụ như cách có người cười, hả hê, tò mò về cái chết của Bá Kiến và Chí Phèo)

CH3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước. Theo bạn, nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh nhân tính của nhân vật? Vì sao?

Tham khảo:

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo vào buổi sáng sau cuộc gặp gỡ với thị Nở đêm trước: Đã có ý thức và nhận thức về thực tại (Nghe thấy tiếng chim ríu rít bên ngoài;  nhận ra cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mở ) => Cảm giác sợ rượi  (Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài;  Nghĩ đến rượu hắn thấy hơi rùng mình) => Mang mác buồn và nghĩ về ước mơ quá khứ (từng mong muốn có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải) =>  Sợ hãi tương lai (Rồi hắn lại thấy mình già rồi mà vẫn cô độc)

-Nhân tố nào mang tính quyết định đối với quá trình hồi sinh chính là tình cảm giữa người - người mà Thị Nở đã dành cho hắn. Sự quan tâm của thị mà tiêu biểu là hình ảnh bát cháo hành giản dị đã thúc đẩy quá trình hồi sinh nhân tính bên trong con người Chí Phèo. Cảm hóa và đánh thức bản tính lương thiện trong hắn.  Sự quan tâm chưa từng được cảm nhận hóa ra lại hạnh phúc, tuyệt vời đến thế. Vì vậy, Chí Phèo lại càng cảm thấy trân trọng, thấy mình cần phải làm gì để đáp lại tình cảm đó bởi hắn muốn níu giữ tình cảm này và muốn nó phát triển nó, tạo dựng một hạnh phúc hoàn chỉnh. Và quan trọng nhất là muốn trở về làm một con người lương thiện và sống hạnh phúc 

CH4. Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật không? 

Trả lời:

Chí Phèo sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống: 

  • Tức giận và thất vọng:  Chí Phèo cảm thấy tức giận và thất vọng khi mọi hy vọng của hắn đối với tương lai và tình yêu bị đánh mất. Điều này gây cho anh sự đau khổ và tủi nhục.

  • Mất niềm tin vào tình yêu: hắn mất niềm tin vào khả năng tìm được hạnh phúc và tình yêu trong cuộc sống. Cũng đồng thời đẩy hắn vào tuyệt vọng đột đỉnh ngay khi hắn muốn trở về làm người lương thiện. Vì nếu không gặp thị hắn vẫn sẽ rượi chè và phá hoại như trước kia, nhưng khi vừa mới cảm nhận được tình yêu thương từ con ngừơi hắn lại bị ruồng bỏ phũ phàng. 

Hành động:

  • Tự cô lập và quay trở về ngày tháng trước kia. Chọn các uống nhiều rượu để trốn tránh đau khổ và tìm thấy sự thoải mái tạm thời. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến việc hắn  mất kiểm soát hơn trước đây 

  • Có dấu hiệu càng uống càng tỉnh. Trong một khoảng khắc nhớ lại bát chào hành hắn đã quyết tâm trở thành người lương thiện bằng cách đến nhà Bá Kiến và tự tay giết hắn (Nguồn cơm của mọi đau khổ và tha hóa trong cuộc đời Chí Phèo). Đồng thời tự kết liễu sự tồn tại của mình để con người lương thiện trong hắn được sống mãi

 - Người kể chuyện có đưa ra những phán đoán đáng tin cậy để người đọc hiểu được tâm lí và hành động của nhân vật bởi theo mạch suy nghĩ của Chí Phèo, ta có thể hiểu hắn đã tỉnh táo và hiểu ra mọi chuyện. Hắn biết nguồn cơn của mọi chuyện đến từ ai và phải đi tìm kẻ đầu sỏ đó.

 

CH5. Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thể nào đối với Chí Phèo và thị Nở qua hệ thống điểm nhìn và lời kể? 

Trả lời:

Người kể không hề bộc lộ thái độ khinh miệt hay kì thị đối với Chí Phèo và thị Nở dù cả hai đều không phải là người hoàn hảo. Tác giả đặt mình và vị trí của nhân vật, nói lên tâm tư, nguyện vọng của họ. Chí Phèo thì muốn quay lại làm người lương thiện, muốn có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Thị Nở thì khát khao hạnh phúc dù xấu xí và đã quá tuổi lấy chồng. Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi nhân vật qua lăng kính khách quan, những đánh giá chân thực và thể hiện những tính cách tốt đẹp của hai nhân vật này.

 

CH6. Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết của truyện ngắn khi Chí Phèo tìm đến nhà bá Kiến lần cuối và phản ứng của dân làng Vũ Đại về cái chết của hai nhân vật này. Theo bạn, cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

* Nhận xét về điểm nhìn và giọng điệu trần thuật ở đoạn kết

Điểm nhìn: từ vai trò là một người kể chuyện, chứng kiến toàn bộ, hiểu rõ diễn biến, tâm lý của mỗi nhân vật, tác giả chuyển mình thành giọng điệu của người dân làng Vũ Đại, bàn tán xôn xao về vụ việc vừa qua với những sắc thái, cung bậc cảm xúc khác nhau.

Giọng điệu: trần thuật gần gũi, dễ hiểu, thể hiện rõ sự thay đổi trong tâm sinh lý của Chí Phèo từ con quỷ làng Vũ Đại muốn trở lại làm người bình thường, kiếm tìm hạnh phúc. Đồng thời phản ánh rõ bộ mặt của xã hội (Có người vui vẻ, tiếc thay, tò mò,...)

 

* Ý nghĩa cái chết của Chí Phèo

Được coi là biểu hiện cao nhất, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của tính người với bản tính lương thiện. Hành động dứt khoát, quyết liệt chống lại cái cái tiêu cực để bảo vệ phần người trong hắn,  chống lại sự ăn mòn về nhân cách. Cái chết đó là minh chứng cho khát khao quay về làm người lương thiện đang hiện diện bên trong con người của Chí Phèo - Chết đi để phần người lương thiện được sống mãi. 

CH7. So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân). 

Tham khảo:

  • Gợi ý chung: 

*Chí Phèo:

- Đoạn kết của "Chí Phèo" mang tính chất bi thảm và vòng lặp luẩn cuẩn đương nhưu không có lối thoát cho người dân nghèo lúc bấy giờ. Chí Phèo trong sự cô đơn, tuyệt vọng.  Thị Nở không được đáp lại tình yêu và hắn cũng mất đi con đường duy nhất trở về làm người lương thiện và sống hạnh phúc. Hắn chọn cái chết và để giữ lại bản chất lương thiện trong con người mình. Nhưng đồng thời tác giả cũng mở ra một chi tiết mới có hình thức mở là Thị Nở có con với Chí Phèo, hình ảnh lò gạch cũ lại hiện về và câu hỏi đặt ra là liệu sẽ còn bao nhiêu “Chí Phèo” nữa? Và bao giờ vòng xoay này mới kết thúc?

=>Tuy nhiên, qua câu chuyện của Chí Phèo, Nam Cao đã tạo ra một thông điệp về tình yêu và con người. Chí Phèo được miêu tả là một người hiền lành và tốt bụng, nhưng lại bị tha hóa do chế độ thực dân phong kiến lúc bấy giờ. Đoạn kết này giúp khắc họa rõ sự bất công xã hội và khó khăn trong việc tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc.

*Vợ Nhặt:

- Đoạn kết của "Vợ Nhặt" mang tính chất lạc quan và hy vọng. Khi Tràng có được vợ và hình ảnh tươi sáng về lá cờ của Đảng xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng. Cái kết mở với niềm tin mãnh liệt về sự thành công của cách mạng và Đảng Cộng sản. Điều này không chỉ ở tác phẩm mà thực tế lịch sử đã làm được vâỵ nên cái kết của tác phẩm có phần tươi sáng hơn so với Chí Phèo (Nam Cao)

=>Kim Lân thông qua câu chuyện "Vợ Nhặt" muốn truyền tải thông điệp về sự may mắn và khả năng tạo ra hạnh phúc từ những tình huống không mong đợi và ngay cả khi khó khăn nhất. Và sự đúng đắn mang laị niềm tin và hy vọng cho cuộc đời người nông dân lam lũ, nghèo khố khi đi theo sự dẫn dắt của Đảng Cộng Sản. 

* Nhận xét 

Dù kết của hai truyện là không giống nhau nhưng nó đều truyền tải đến một ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Một bên là niềm tin mãnh liệt của con người vào tương lai, vào cuộc sống hạnh phúc, một bên dù cuộc sống còn nhiều bất công nhưng con người vẫn sẽ mang trong mình bản tính lương thiện, đến thời điểm nhất định nó vẫn sẽ được biểu hiện dù hoàn cảnh có đày đọa họ như thế nào. Qua đó ta có thể thấy, cả hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào con người, vào ý chí của họ sẽ giúp họ vượt qua mọi khó khăn.

 

CH8. Hệ thống hoá những nét đáng chú ý trong nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao ở truyện ngắn này trên các phương diện: người kế chuyện, điểm nhìn và lời trần thuật.

Trả lời:

- Lối tư duy độc đáo về không gian, thời gian. Không cố định theo bất kì trình tự nào, ông kể từ hiện tại đến quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất cả đều được diễn ra một cách khéo léo không chỉ làm nổi bật lên nhân vật chính 

- Điểm nhìn nghệ thuật linh hoạt, từ người dẫn chuyện đến lời nói của nhân vật, của người dân làng Vũ Đại đều  thể hiện qua câu từ sắc bén,  cái nhìn đa dạng, đa chiều của tác giả 

- Cấu trúc câu trần thuật mới mẻ, truyền tải  hiệu quả thông điệp: khẳng định con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì bản tính lương thiện của con người dù sẽ đấu tranh đòi quyền được sống và hạnh phúc.

KẾT NỐI ĐỌC – VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị  Nở trong truyện ngắn Chí Phèo.

Tham khảo:

Gợi ý bố cục đoạn văn: 

  1. Giới thiệu: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nam Cao và truyện ngắn "Chí Phèo"

II.1 Mô tả chi tiết về hương vị, mùi thơM và sự thay đổi trong tâm trạng của Chí Phèo khi ăn bát cháo hành này; 

II.2 Phân tích tác dụng tâm lý

Trình bày phân tích về tác dụng tâm lý của bát cháo hành đối với Chí Phèo.

Trình bày cảm nhận và suy nghĩ của bạn về chi tiết này .

  1. Kết luận

Tóm tắt ý nghĩa của chi tiết bát cháo hành trong truyện "Chí Phèo"

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 1: Chí Phèo (phần 2), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 1: 1: Chí Phèo (phần 2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác