Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 3)

Soạn siêu ngắn bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 3) ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: TÁC GIA NGUYỄN DU

SAU KHI ĐỌC

CH1. Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

Trả lời:

Dấu mốc thời gian

Sự kiện

Năm 1765

Nguyễn Du sinh  tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

Năm 10 tuổi

Nguyễn Du mồ côi cha.

Năm 13 tuổi

Mẹ mất, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. Trong khoảng thời gian này,đã có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến - những điều đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác của ông sau này.

Năm 1783

Thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Từ năm 1789 - 1796

Phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc

Từ năm 1796 - 1802.

rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh

Năm 1802

Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên), sau đổi thành Tri phủ Thường Tín (nay thuộc Hà Nội).

Từ năm 1805 - 1820

Thăng các cấp trong bộ máy triều đình và nhiều lần được cử làm Chánh sứ Sang Trung Quốc. 

Năm 1820

Chưa kịp lên đường sang Trung Quốc đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820.

Năm 1965

Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.

 

=> Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.Ông là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn của thời đaị. 

CH2. Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?

Trả lời:

- Sáng tác trong thời gian Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc.

- Nội dung chính: Niềm cảm thương, trăn trở, day dứt trước số phận con người, đặc biệt là thân phận của những kiếp tài hoa.

CH3. Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Trả lời:

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc.

- Tập thơ còn phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Đó là hành trình đi từ hiểu mình, thương mình đến thấu hiểu con người và thương người.

 

CH4. Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều ( khoảng 1 - 1,5 trang)

Tham khảo:

- Phần 1: Gặp gỡ và đính ước: Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.

- Phần 2. Gia biến và lưu lạc: Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, được Thúc Sinh cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải - một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu.

- Phần 3. Đoàn tụ: Lại nói Kim Trọng khi từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết nhà Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều. Quyết tâm đi tìm nàng. Túy Kiều không nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.

CH5. Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều? 

Tham khảo:

- Tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ.

- Đồng cảm, đồng tình với những khát vọng chính đáng, vượt ra ngoài một số khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến..

 

CH6. Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?

Tham khảo:

Cốt truyện của Truyện Kiều được vay mượn từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện và do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của nghệ thuật dựng truyện của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. 

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du có những sáng tạo như sau: 

- Để điển hình hóa nhân vật, sắp xếp các chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật của Kim Vân Kiều Truyện vào phần giới thiệu ngay từ đầu, đồng thời, điểm tô, chăm chút bằng những nét mới. 

- Điều làm nên sự trường tồn của tác phẩm Truyện Kiều chính là thế giới nội tâm vô cùng phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân vật, làm cho mỗi nhân vật có một đời sống riêng, một sức sống khác biệt, lay động lòng người, đi vào nhân gian và sống giữa nhân gian như những con người thật.

- Một biệt tài khác của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình.Tiêu biểu là đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Kim Vân Kiều Truyện miêu tả: Thúy Kiều đề xong (thơ), thì lòng ngao ngán, con mắt đăm đăm trông ra bên ngoài, thấy những cỏ hoa mơn man, non nước mông mênh, gió cuốn mặt ghềnh, sóng dồn cửa bể, trông xa xa lại những con thuyền xuôi ngược, cánh buồm phất phơ.

CH7. Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

Tham khảo:

+ Trong đó sáng tác chữ Hán, bao gồm: Thanh Hiên thi tập (gồm 78 bài), viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn; Nam trung tạp ngâm (gồm 40 bài thơ); Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc, gồm 131 bài thơ), viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.  

+ Sáng tác chữ Nôm, gồm có: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột), tức Truyện Kiều, gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát; văn chiêu hồn - một ngâm khúc gồm 184 câu viết theo thể song thất lục bát; thác lời trai phường nón (gồm 48 câu), cũng được viết bằng thể lục bát, nội dung thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải; văn tế sống Trường Lưu nhị nữ gồm 98 câu, viết theo lối văn tế…

Với những đóng góp trên Nguyễn Du xứng đáng là Đại Thi Hào của dân tộc. Sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về số lượng, nhưng nó đã két tinh được văn học và văn hóa dân tộc để trở thành đỉnh cao của văn học dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung.

 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều 

Tham khảo:

*Gợi ý: Học sinh tự phát triển các luận điểm dưới đây theo văn phong của mình

=> Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết biểu hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh. Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông cho nhân vật Thúy Kiều. Thúy Kiều là người con hiếu thảo. 

=> Bằng bút pháp ước lệ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Một người con gái tài sắc, đức hạnh như nàng Kiều lại trở thành một món hàng đem ra mua bán. Không những thế, bọn chúng còn “Cò kè bớt một thêm hai”, 

=>  Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong Truyện Kiều, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Nhớ cha mẹ ở quê nhà, trao duyên cho em. Nàng xót xa cho thân phận, số kiếp mình: "Bẽ bàng mây sớm đèn khuya / Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng". Phải chăng đó cũng chính là nỗi xót đau của tác giả dành cho những người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh như Thúy Kiều trên trần gian. 



Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 3), Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Du (phần 3)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác