Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: TÁC GIẢ NGUYỄN DU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết được những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
  • Nhận biết được những đặc điểm của Truyện Kiều (nguồn gốc đề tài, cốt truyện, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật).
  • Hiểu được những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa, văn học dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được những thông tin về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du.
  • Nhận biết được những đặc điểm của Truyện Kiều (nguồn gốc đề tài, cốt truyện, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật).
  • Hiểu được những đóng góp lớn của Nguyễn Du đối với nền văn hóa, văn học dân tộc.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Tác gia Nguyễn Du.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân về đoạn video ca nhạc “Kiều Ngưng Bích” – Phan Ann, Bảo Jen & Mons.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS: Bạn có cảm nhận gì về bài hát “Kiều Ngưng Bích” - Phan Ann, Bảo Jen & Mons lấy cảm hứng từ Truyện Kiều của Nguyễn Du?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Trên nền giai điệu EDM vô cùng hiện đại và bắt tai, bài hát “Kiều Ngưng Bích” lấy cảm hứng từ Truyện Kiều cụ thể là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nội dung bài hát không quá thay đổi so với nguyên tác, cũng lấy nội dung về số phận của nàng Thúy Kiều khi bị Sở Khanh lừa bán vào lầu xanh.

+ Lấy cảm hứng từ một tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam là Truyện Kiều vừa là một cách lưu giữ và phát huy vốn văn hóa dân tộc, vừa là cách để người trẻ tiếp nhận Kiều dễ hơn, khiến tác phẩm trở nên gần gũi hơn với mọi người.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: 250 năm trước từ đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, một trong những người Việt Nam vĩ đại nhất đã ra đời: Nguyễn Du. Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”. Như vậy, Nguyễn Du có tầm quan trọng rất lớn trong nền văn học Việt Nam. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Tác gia Nguyễn Du để hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ đại tài này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam và truyện thơ Nôm.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về giao lưu sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau:

·    Trình bày hiểu biết về giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

·    Nêu khái niệm và những đặc điểm chính của truyện thơ Nôm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về văn bản Tác gia Nguyễn Du

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng phần Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du Nguồn gốc đề tài, cốt truyện và vị trí của Truyện Kiều.

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây:

Nêu những nội dung  chính trong văn bản Tác gia Nguyễn Du bằng sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Giao lưu sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam.

- Trong thời trung đại, Việt Nam nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng giao thoa của hai nền văn hoá lớn là Trung Hoa và Ấn Độ.

- Sự phát triển của văn học Việt Nam gắn liền với việc tiếp biến nhiểu thành tựu văn hoá, văn học của hai nền văn hoá này để chủ động tạo nên những giá trị có tính đặc thù, thể hiện được bản sắc văn hoá, ý thức độc lập, tự cường của dân tộc.

- Có thể nói đến một số phương diện chính yếu của sự giao lưu và sáng tạo trên lĩnh vực văn học như: tư tưởng, ngôn ngữ – văn tự, thể loại, chất liệu thơ văn (thể tài, cốt truyện, điển cố,...).

=> Việc giao lưu và sáng tạo trong văn học trung đại Việt Nam luôn diễn ra trên nguyên tắc lựa chọn tinh hoa, chủ động “Việt hoá” các yếu tố ngoại lai để phù hợp với bản sắc và tinh thần văn hoá dân tộc.

2. Truyện thơ Nôm

- Khái niệm: là loại hình tác phẩm tự sự độc đáo của văn học trung đại Việt Nam, kết hợp phương thức tự sự và trữ tình, được viết bằng chữ Nôm, chủ yếu sử dụng thể lục bát hoặc song thất lục bát.

- Phân loại:

+ Truyện thơ Nôm bình dân: Truyện thơ Nôm bình dân phần lớn khuyết danh, tác giả là các Nho sĩ, trí thức bình dân. Cốt truyện thường được lấy từ văn học dân gian hoặc từ đời sống thực tế; hình thức nghệ thuật còn thô mộc, nhưng lại có sức cuốn hút bằng vẻ đẹp bình dị, hồn nhiên.

+ Truyện thơ Nôm bác học:  hầu hết có tên tác giả, là những Nho sĩ thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc, có học vấn uyên bác; cốt truyện thường lấy từ văn học Trung Quốc hoặc mang tính tự thuật; hình thức nghệ thuật được trau chuốt, điêu luyện. Tuy nhiên, vẫn có một số tác phẩm sử dụng chưa nhuần nhuyễn chất liệu vay mượn từ văn học Trung Quốc, có lúc rơi vào tình trạng cầu kì, khó hiểu.

- Đề tài, chủ đề:  của truyện thơ Nôm rất rộng mở, từ tôn giáo, lịch sử, xã hội đến cuộc sống đời thường; đặt ra nhiểu vấn đề bức thiết của thời đại. Trong đó, nổi bật là cảm hứng khẳng định tình yêu tự do và cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình; tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, tố cáo, phê phán xã hội đương thời; thể hiện khát vọng công lí, công bằng..

- Mô hình: Gặp gỡ – Chia li – Đoàn tụ. Song mức độ đậm, nhạt và nội dung của từng phần có sự thay đổi tùy theo chủ đề tác phẩm.

- Nhân vật của truyện thơ Nôm: khá phong phú, đa dạng về thành phần: vua chúa, quan lại, công chúa, tiểu thư, người hầu, người lao động, Nho sĩ, nhà sư, nhà buôn,...

+ Nhìn chung, nhân vật ở đây vẫn mang tính loại hình, được dựng lên nhằm khái quát các đặc điểm cố định của một số tầng lớp, loại người trong xã hội hoặc một loại phẩm chất nào đó.

+ Các tác giả truyện thơ Nôm đã có ý thức khắc hoạ nhân vật ở cả hai phương diện: con người bên ngoài (ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động,..) và con người bên trong (cảm xúc, suy nghĩ, diễn biến tâm lí,...).

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và phần nào ngôn ngữ nửa trực tiếp đã được sử dụng thành công trong việc khám phá thế giới nội tâm và khắc hoạ tính cách nhân vật.

- Giá trị: Truyện thơ Nôm cũng là thể loại có đóng góp to lớn vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc. Sáng tác bằng chữ Nôm, các tác giả đã nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, phủ định quan niệm coi thường tiếng mẹ đẻ.

II. Tìm hiểu chung về văn bản Tác gia Nguyễn Du

- GV gợi mở sơ đồ tư duy theo PHỤ LỤC 1.

Phần 1: Những thông tin về tiểu sử cuộc đời của Nguyễn Du

+ Tiểu sử: truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du, những cột mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.

Phần 2: Sự nghiệp sáng tác (chữ Hán và chữ Nôm).

+ Sáng tác chữ Hán: các tập thơ và giá trị chung.

+ Sáng tác chữ Nôm: Truyện Kiều (nguồn gốc, đề tài, cốt truyện và vị trí, giá trị tư tưởng và nghệ thuật).

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du, Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giáo án word Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 1: Tác giả Nguyễn Du

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác