Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Đọc 1: Lời tiễn dặn
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 4 Đọc 1: Lời tiễn dặn sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, gmẫu iáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 4: TỰ SỰ TRONG TRUYỆN THƠ DÂN GIAN VÀ TRONG THƠ TRỮ TÌNH
..................................................
Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:
Số tiết : 9 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, bút pháp miêu tả.
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ trữ tình
- Phân tích được ý nghĩa hay tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách thưởng thức đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.
- Nắm bắt được các kiểu lỗi về thành phần câu, biết cách sửa lỗi và vận dụng vào việc sử dụng tiếng Việt của bản thân
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội ( hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)
- Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, trang luận một cách hiệu quả và có văn hóa.
- Biết đồng cảm yêu thương con người; biết trân trọng vẻ đẹp thủy chung trong tình yêu.
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : LỜI TIỄN DẶN
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng của truyện thơ dân gian trên các phương diện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện và bút pháp miêu tả.
- HS nhận biết và phân tích được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong truyện thơ ( thể hiện qua văn bản đọc)
- HS đồng cảm với tình yêu son sắt giữa hai nhân vật và có thái độ ngợi ca tình yêu đó của tác giả dân gian.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Lời tiễn dặn
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Đồng cảm với tình yêu son sắt của hai nhân vật và thái độ ca ngợi tình yêu đó của tác giả dân gian.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Lời tiễn dặn
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với mình.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Hãy nhớ lại một tác phẩm ( thuộc bất kì thể loại nào) có kể một câu chuyện tình yêu đã thực sự gây ấn tượng với bạn. Theo bạn điều gì đã khiến tình yêu trở thành đề tài bất tận của văn học?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về nạn đói năm 1945
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra gợi ý: Romeo và Juliet,….
- GV dẫn dắt vào bài: Xuân Diệu đã từng viết những câu thơ về tình yêu như sau:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
Tình yêu vốn là một đề tài bất tận, một nguồn cảm xúc bất diệt trong thơ ca. Tình yêu hàm chứa mọi cung bậc của cảm xúc từ vui buồn, lo âu, thấp thỏm cho đến vỡ òa cảm xúc. Nó dẫn con người ta đi hết từ những cảm xúc này đến cảm xúc khát từ những thất vọng, đau khổ tột cùng cho đến hạnh phúc đến vỡ òa. Không có gì đau đớn bằng việc hai người yêu nhau nhưng không đến được với nhau vì một lí do nào đó. Đó là nỗi đau quằn quại, giằng xé có thể theo chúng ta đến suốt cuộc đời. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các cung bậc cảm xúc của đôi lứa khi phải chia xa trong văn bản “Lời tiễn dặn”.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Lời tiễn dặn
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về thể loại và tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em: + Trình bày một số hiểu biết của em về thể loại truyện thơ? + Những hiểu biết của em về tác phẩm? + Trình bày bố cục của tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Thể loại truyện thơ - Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể. Nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. Với dung lượng tương đối lớn, truyện thơ có thể bao quát được nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể, sinh động của đời sống thường nhật. - Truyện thơ lưu lại dấu ấn sử thi nhưng ở đó cảm hứng thế sự nổi trội so với cảm hứng lịch sử hướng về những diễn biến lớn trong đời sống cộng đồng. - Truyện thơ hiện diện trong nhiều nền văn hoc, có lịch sử lâu đời phát triển thành một số dòng riêng theo sự chi phối của các điều kiện văn hóa, xã hội cụ thể. 2. Tác phẩm - Tiễn dặn người yêu là truyện thơ thuộc loại nổi tiếng và phổ biến nhất của dân tộc Thái sống ở vùng Tây Bắc, Việt Nam. - Gồm có 1864 câu thơ - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu cho đến góa bụa về già: Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu. + Phần 2: Còn lại: Niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hành hạ. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Tiễn dặn người yêu
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tiễn dặn người yêu
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tiễn dặn người yêu
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tiễn dặn người yêu + Tâm trạng của chàng trai trong đoạn 1 tiễn người yêu về nhà chồng được thể hiện như thế nào? + Hình ảnh nào trong đoạn 1 khiến em cảm thấy xúc động nhất? Vì sao? + Qua đó em nhận xét gì về chàng trai này? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hành hạ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Khi cô gái bị chồng hắt hủi đánh đập chàng trai đã làm gì? + Biện pháp tu từ điệp ngữ và so sánh trong đoạn 2 có ý nghĩa như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức Nhiệm vụ 4: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS: + Trình bày nhận xét của em về ngôn ngữ, nhân vật, hình ảnh của văn bản Lời tiễn dặn. - GV yêu cầu HS rút ra tổng kết thể loại Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS rút ra kết luận theo thể loại về ngôn ngữ, nhân vật, hình ảnh của văn bản Lời tiễn dặn. - GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm xác định ngôn ngữ, nhân vật, hình ảnh của văn bản Lời tiễn dặn. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu - Tình cảm quyến luyến tha thiết của một tình yêu sâu sắc “người đẹp anh yêu cất bước theo chồng” - Cảm nhận về nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái: * Vừa đi vừa ngoảnh lại Vừa đi vừa ngóng trông => Chàng trai như thấy cô gái vẫn nuối tiếc, vẫn chờ đợi và vẫn nuôi hi vọng * mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nỗi nhớ “Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ” * Cô gái “ngoảnh lại”; “ngóng trông”, “lòng càng nhớ”. Cô giãi bày với cảnh vật thiên nhiên: Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi chờ/ tới rừng lá ngón ngóng trông - Chàng trai khẳng định lòng chung thủy của mình. Chàng mượn hương người yêu lúc này vì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm. - Chàng trai động viên an ủi cô gái “con nhỏ hãy đưa anh ẵm/ Bé xinh hãy đưa anh bồng/ Cho anh vế con dòng đừng ngượng/ nựng con rồng con phượng đừng buồn” + “Con nhỏ”, “bé xinh”, “con rồng”, “con phượng” là chỉ con của cô gái với người chồng được anh yêu quý => câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để làm vừa lòng mẹ nó. Động viên an ủ đầy mà vẫn còn cái gì đó rưng rưng. - Chàng trai ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian mọi tình huống: đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về/ Đợi chim tăng ló hót gọi hè/ không lấy được nhau mùa hạ ta sẽ lấy nhau mùa đông/ không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già” => Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau ð Qua đoạn thơ ta thấy được nỗi đau khổ của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Đồng thời đó cũng là sự chờ đợi, bám víu trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi hổ của cô gái khi bị ép duyên. II. Niềm thương xót của chàng trai khi chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hành hạ - An ủi vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập hắt hủi. - Làm thuốc cho cô gái uống - Giúp cô làm việc ð Sự quan tâm chăm sóc ân cần của chàng trai đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô gái. - Điệp từ “chết” và những hình ảnh thiên nhiên chỉ sự hóa thân gắn bó khăng khít giữa hai nhân vật trữ tình, khẳng định tình yêu mãnh liệt thủy chung son sắt của họ. - Các hình ảnh so sánh tương đồng (tinh đôi ta – tình Lú Ủa; Lòng ta thương nhau – bền chắc như vàng, đá) và các điệp ngữ ( yêu nhau, yêu trọn) thể hiện khát vọng, ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được. III. Kết luận theo thể loại 1. Kết cấu bố cục - Kết cấu bố cục truyện thơ chặt chẽ. - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật như điệp ngữ, so sánh… tô đậm tình yêu của đôi lứa 2. Ngôn ngữ - Ngắn gọn, hàm súc. Đậm màu sắc ngôn ngữ dân tộc. 3. Biện pháp nghệ thuật - Sự kết họp hài hoà giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn được khắc hoạ rõ nét. Sự đan xen giữa kể sự kiện và miêu tả cảnh vật, tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. - Các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ, lấy thiên nhiên làm đối tượng biểu đạt là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Truyện thơ của dân tộc Thái sử dụng phương pháp trùng điệp như một phương pháp phổ biến, đặc. thù. Một hành động, một tâm trạng ít khi chỉ được diễn tả bằng một hình ảnh mà luôn có sự lặp lại của nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp nhằm khắc hoạ sâu sắc nội dung diễn tả. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình đồng thời tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hoà về nhạc điệu.
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Lời tiễn dặn
- Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
- Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Tổ chức thực hiện
Nhiệm 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN LỜI TIỄN DẶN
Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Tiễn dặn người yêu là: A. Truyện thơ của dân tộc Thái. B. Truyện thơ của dân tộc Ê-đê C. Sử thi của dân tộc Mường. D. Truyện thơ của dân tộc Tày Nùng Câu 2: Tình cảm tha thiết, quyến luyến và tình yêu sâu sắc của chàng trai trong Tiễn dặn người yêu không được biểu hiện qua những chi tiết nào sau đây? |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều