Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 9 Đọc 3: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 9 Đọc 3: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy) - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 3: CỘNG ĐỒNG VÀ CÁ THỂ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề cộng đồng và cá thể được tác giả đề cập trong văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đã được tác giả triển khai, sử dụng.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề cộng đồng và cá thể được tác giả đề cập trong văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng đã được tác giả triển khai, sử dụng.
  1. Phẩm chất
  • Thể hiện thái độ chủ động trong việc tiếp nhận và đánh giá quan điểm của người viết được trình bày trong văn bản.
  • Biết xử lí hài hoà mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong các tình huống cụ thể của đời sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Cộng đồng và cá thể,
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Hãy chia sẻ những suy nghĩ chân thật về bản thân và niềm mong muốn một môi trường sống có thể giúp bạn phát huy được năng lực của mình.
  4. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Hãy chia sẻ những suy nghĩ chân thật về bản thân và niềm mong muốn một môi trường sống có thể giúp bạn phát huy được năng lực của mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

Một môi trường sống có thể giúp chúng ta phát huy được năng lực của bản thân là tôn trọng sự khác biệt, độc đáo, hiểu được suy nghĩ và sáng tạo của từng cá nhân, chúng ta cần được đóng góp ý kiến cùng nhau tiến lên. Môi trường đó tôn trọng sự khác biệt nhưng cũng thống nhất dưới một mục tiêu chung, có sự hài hòa, vui vẻ, cởi mở, thân thiện. Để được phát huy hết năng lực bản thân, cần đặt đúng nơi phù hợp, tạo không khí thoải mái, tạo được nhiểu nguồn cảm hứng mới và đặc biệt phải luôn tràn đầy những năng lượng tích cực, nhiệt huyết, đam mê. Bên cạnh đó, môi trường ấy cũng phải tạo được tính thách thức, để mọi người vượt qua giới hạn của khả năng hiện tại, sử dụng tính cách sáng tạo, tận dụng cũng như giải phóng bản thân và nhận ra được khả năng suy nghĩ của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong mối quan hệ giữa con người với con người ở phạm vi gia đình, trong một lớp học, ở một cơ quan, đơn vị đều có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Một cá nhân là thành viên của gia đình, mỗi gia đình là thành viên trong cộng đồng cho nên mỗi cá nhân phải có ý thức trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tập thể mà mình đang sống, không làm điều xấu ảnh hưởng đến danh dự của tập thể. Đây là nội dung chưa bao giờ cũ trong thực tiễn cuộc sống. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Cộng đồng và cá thể để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được về nội dung và hình thức của văn bản Cộng đồng và cá thể.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau:

·     Trình bày những thông tin về tác giả và xuất xứ của văn bản “Cộng đồng và cá thể”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

·     Xác định bố cục của văn bản “Cộng đồng và cá thể”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả và xuất xứ của văn bản Cộng đồng và cá thể.

 a. Tác giả Anh-xtanh

- An-be Anh-xtanh (1879 - 1955) là nhà vật lí lí thuyết người Đức, trở thành công dân Mỹ năm 1940, được nhìn nhận là một trong những nhà bác học vĩ đại nhất mọi thời đại, có tầm ảnh hưởng lớn lao trong nhiểu lĩnh vực, từ khoa học đến tư tưởng, tôn giáo và chính trị.

- Ông được trao giải Nô-ben Vật lí năm 1921 cho những cống hiến đối với vật lí lí thuyết, đặc biệt là cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện.

- Anhxtanh là một thiên tài trí tuệ khoa học khiến cho thế giới kính nể. Chính ông là người đặt nền móng cho ngành vật lý hiện đại. Với những phát minh khoa học của mình, Anhxtanh đã đưa ra giả thuyết chủng tộc, chính trị, chiến tranh. Những gì ông làm được đã chứng minh Anh-xtanh là duy nhất và không thể tìm được thứ hai.

b. Xuất xứ văn bản

- Văn bản Cộng đồng và cá thể là tiểu luận trích từ Thế giới như tôi thấy – một cuốn sách quan trọng thể hiện những tư tưởng của An-be Anh-xtanh về nhiểu vấn đề lớn của khoa học, đời sống; công bố lần đầu vào năm 1931 ở Đức, tái bản (có bổ sung) năm 1955 ở Mỹ, sau đó được dịch ra rất nhiểu thứ tiếng khác trên thế giới.

2. Bố cục của văn bản

Có 2 phương án chia bố cục:

- Phương án 1:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “những đánh giá về anh ta. (Sự chi phối tự nhiên của cộng đồng đến cá thể).

+ Đoạn 2: Tiếp đó đến “một cách tương đối giữa cá nhân với cộng đồng” (Vai trò tích cực của cá thể đối với việc xây dựng

cộng đồng).

+ Đoạn 3: Còn lại (Chiểu hướng phát triển của mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong “thời đại chúng ta đang sống”).

- Phương án 2:

+ Đoạn 1: Gồm hai đoạn đầu của phương án chia bố cục thứ nhất (Bàn luận chung về mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể). + Đoạn 2: Còn lại (Phân tích đặc điểm của mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong “thời đại chúng ta đang sống”).

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được nội dung của văn bản và hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được tác giả triển khai, sử dụng trong văn bản Cá thể và cộng đồng.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cá thể và cộng đồng.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cá thể và cộng đồng và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu và phân tích nội dung của văn bản Cộng đồng và cá thể

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm, trả lời những câu hỏi sau

·     Xác định nội dung trọng tâm của văn bản và nêu các căn cứ cho phép bạn xác định như vậy.

·     Toát lên từ mạch ngầm văn bản là những đòi hỏi đối với mỗi cá nhân và đối với cả cộng đồng. Hãy làm rõ những đòi hỏi đó và nêu suy nghĩ của bạn.

·     Mặc dù chưa thỏa mãn với những điều còn tồn tại trong thời đại này, tác giả vẫn tin vào tương lai tốt đẹp của nền văn minh nhân loại. Cơ sở để xác lập niềm tin ấy là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện nhóm trung tâm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhận biết và phân tích lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Cộng đồng và cá thể

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), trả lời câu hỏi:

·     Tóm tắt những luận điểm cơ bản được triển khai trong văn bản.

·     Sự phụ thuộc của một cá thể vào cộng đồng đã được tác giả ghi nhận qua những bằng chứng nào? Trước những bằng chứng đó, tác giả đã thể hiện cách tư duy khác biệt về vấn đề ra sao?

·     Tác giả đã sử dụng lí lẽ gì để khẳng định vai trò của những cá thể sáng tạo đối với sự phát triển của xã hội?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Hãy rút ra giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật từ văn bản “Cộng đồng và cá thể”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu và phân tích nội dung của văn bản Cộng đồng và cá thể

1. Nội dung trọng tâm của văn bản

- Nội dung trọng tâm của văn bản là:

+ Bàn về mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể. => Căn cứ vào lí lẽ: một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong của xã hội.

+ Nhận diện những biến động tiêu cực của mối quan hệ đó trong xã hội hiện đại. => Tác giả đề cập đến những thực trạng của xã hội: mật độ dân số ở các nước văn minh hiện quá cao, trong khi tỉ lệ người có tư chất thủ lĩnh giảm sút; sự thiếu hụt cá tính trong lĩnh vực nghệ thuật; trong chính trị, không chỉ thiếu người cầm lái mà sự độc lập về tinh thần và ý thức về lẽ phải của dân chúng cũng không còn đủ mạnh nữa

+ Chỉ ra một số nhân tố tích cực đảm bảo cho sự phát triển hài hoà của mối quan hệ giữa cộng đồng và cá thể trong tương lai. => Dựa vào việc tác giả đề cập đến việc phân công lao động có kế hoạch ngày càng cấp thiết đảm bảo về vật chất cho từng cá thể, là một lợi thế cho sự phát triển nhân cách.

2. Những đòi hỏi đối với mỗi cá nhân và đối với cả cộng đồng

- Trên cơ sở phân tích bản chất mối quan hệ hai chiểu giữa cộng đồng và cá thể, tác giả đã nêu những đòi hỏi rất cao đối với cả hai phía. + Phía cá thể: Mỗi người phải luôn nhớ mình là thành viên của một cộng đồng lớn mà thiếu nó, bản thân anh ta không thể tồn tại. Vì vậy, mọi suy nghĩ, việc làm của cá thể phải được soi xét thường trực bằng câu hỏi: Anh đã “giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác”? Tuy nhiên, để việc “giúp ích” nêu trên đạt hiệu quả, mỗi cá thể phải không ngừng sáng tạo, suy nghĩ, phải thể hiện được cá tính và sự độc lập về tinh thần" của mình. + Phía cộng đồng: Cả cộng đồng cần ý thức được rằng sức mạnh của nó gắn với sự sáng tạo của từng cá thể, vì vậy, nó cần phải coi trọng việc giải phóng sức sáng tạo của cá nhân, nhìn thấy sự “tách bạch một cách tương đối giữa cá nhân và cộng đồng”, thực hiện việc “phân công lao động có kế hoạch” để mang lại sự đảm bảo vật chất cho từng cá thể, mở đường cho những sáng tạo, đột phá của cá thể.

=> Với việc nêu những đòi hỏi đối với cả cá thể và cộng đồng một cách thẳng thắn, tác giả đã cho người đọc thấy được tầm bao quát rất lớn của ông về vấn đề cũng như lương tri sáng suốt của một nhà khoa học chân chính luôn hứng về sự phát triển hài hòa của xã hội, của đời sống nhân loại.

3. Niềm tin của tác giả vào tương lai tốt đẹp của nền văn minh nhân loại

- Tác giả tin tưởng rằng việc phân công lao động có kế hoạch sẽ giúp cho cộng đồng khỏe mạnh trở lại và hi vọng các sử gia tương lai sẽ nhìn những biểu hiện bệnh tật đương thời như chứng cảm cúm trẻ con – một chứng bệnh diễn ra trong một giai đoạn ngắn và thường xuyên bắt gặp, do tốc độ chuyển đổi quá nhanh mà ra.

- Chứng bệnh ấy hoàn toàn có thể được chữa và khắc phục, đó là biểu hiện của tư duy tích cực của tác giả khi nhìn nhận vấn đề khi chúng ta nhìn ra vấn đề, phát hiện ra nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có giải pháp phù hợp để giải quyết.

II. Một số lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Cộng đồng và cá thể

1. Những luận điểm cơ bản được triển khai trong văn bản

- Có thể tóm tắt các luận điểm được triển khai trong văn bản như sau:

+ Căn cước và ý nghĩa tồn tại của mỗi cá thể trước hết do cộng đồng quy định.

+ Cái làm nên giá trị của một cá thể phụ thuộc trước hết vào việc cá thể đó giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác.

+ Một cá thể đơn lẻ không thể thiếu “mảnh đất dinh dưỡng” của cộng đồng, nhưng ngược lại, cộng đồng sẽ không phát triển nếu thiếu hoạt động của những cá thể sáng tạo.

+ Cộng đồng lành mạnh là cộng đồng khuyến khích tính độc lập của những cá thể đồng thời đảm bảo sự liên kết bên trong giữa các cá thể đề làm nên xã hội.

+ Trong thời đại ngày nay, cộng đồng đang bị yếu đi vì vai trò sáng tạo, dẫn dắt của các cá thể phần nào bị lu mờ, trong khi đó, các chế độ độc tài “xuất hiện và được dung dưỡng”.

+ Cộng đồng sẽ khoẻ mạnh trở lại với việc “phân công lao động có kế hoạch”, tạo điều kiện cho sự phát triển của các cá thể, cũng là tạo điều kiện cho cộng đồng có được bước phát triển mới.

2. Bằng chứng sự phụ thuộc của cá thể vào cộng đồng

- Trong một bối cảnh mà người ta thường nói nhiểu về tự do cá nhân, quyền của con người cá nhân, đóng góp của cá nhân, tác giả lại ngay từ đầu khẳng định sự phụ thuộc của cá thể vào cộng đồng.

- Tác giả là người có những đóng góp lớn cho sự phát triển của khoa học trên thế giới nhưng lại nghĩ đến sự “mang ơn vì được sống trong cộng đồng loài người”.

- Nhà khoa học thường là người mải mê nghiên cứu theo sự thúc đẩy của những lí do chuyên môn, đôi khi không nghĩ đến tính thực dụng của kết quả, nhưng ở đây, An-be Anh-xtanh lại thường nghĩ đến vấn đề “tình cảm, suy nghĩ và hành động của anh ta giúp ích được bao nhiêu cho sự tồn tại của người khác".

3. Lí lẽ để khẳng định vai trò của những cá thể sáng tạo đối với sự phát triển của xã hội

+ “…tất cả tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ cộng đồng đã được tạo dựng bởi những cá thể sáng tạo đơn lẻ [...]”.

+ “Chỉ cá thể đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó, tạo ra những giá trị mới cho xã hội [...]”. +“…một cộng đồng lành mạnh là một cộng đồng gắn liền với tính độc lập của những cá thể cũng như với sự liên kết bên trong của xã hội”.

IV. Tổng kết

1. Nội dung

- Quan hệ giữa cộng đồng và cá thể là câu chuyện không mới, thậm chí trong Tiến hóa luận của Darwin cũng đã đã chứng minh hùng hồn sự tác động trực tiếp, mãnh liệt của môi trường sống đối với cá thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những bước tiến hóa trong lịch sử của thế giới sinh vật. Nhưng, văn bản Cộng đồng và cá thể của Anh-xtanh đã đặt ra những vấn đề mang tính thời sự của chính thời đại mà tác giả đang sống khi cá nhân có thể tác động đến sự phát triển đi lên của cả cộng đồng và ngược lại. Khi chúng ta ý thức được vai trò của cá nhân là to lớn đối với cộng đồng, tức cũng chính là đối với tương lai của chính mình, ta cần tự nỗ lực vươn lên, ta không thể sống đơn độc, cải tạo xã hội cũng chính là đang cải tạo chính mình. Cá nhân đơn độc xông pha sẽ bị nhấn chìm trong một môi trường phi nhân khổng lồ. Mỗi cá nhân góp một tiếng nói là đang cùng nhau xây dựng một tương lai để chúng ta cùng biến mặt đất này thành nơi để sống chứ không phải nơi để chạy trốn và thở than.

2. Nghệ thuật

- Thể loại: văn bản nghị luận.

- Giọng điệu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, giàu tính triết lý.

- Vận dụng kiến thức của nhiểu lĩnh vực: hội họa, chính trị, kinh tế… qua việc đưa những bằng chứng chứng minh.

- Luận điểm, lí lẽ rõ ràng, cụ thể, sắc bén, giàu tính thuyết phục người đọc, người nghe.

- Ngôn ngữ khách quan, khúc triết…

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 3: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy), Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giáo án word Ngữ văn 11 kết nối Bài 9 Đọc 3: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tối thấy)

Giải bài tập những môn khác