Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 9 Đọc 1: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 9 Đọc 1: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà bài hát nói muốn gửi đến người đọc; phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiểu chủ đề.
- Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản; qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà bài hát nói muốn gửi đến người đọc qua VB Bài ca ngất ngưởng.
- Biết cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản Bài ca ngất ngưởng; qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
- Phẩm chất
- Biết tôn trọng con người cá nhân, các cá tính khác nhau trong đời sống xã hội; đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng; đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Bài ca ngất ngưởng.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
Nhóm 1: Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?
Nhóm 2: Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng". Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận và trả lời những câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?
- Nhóm 2: Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có "vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có "thái độ ngất ngưởng". Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau hay không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Cách giới trẻ hiện nay nhìn nhận về vấn đề “cá tính”: “cá tính” chính là thể hiện mình, muốn chứng minh bản thân và khẳng định bản sắc riêng của cá nhân. “Cá tính” được thể hiện qua cách ăn mặc, đầu tóc, cách nói chuyện,… Giới trẻ ngày nay rất đề cao “cá tính” của mình, không muốn bó buộc vào một khuôn khổ cứng nhắc, gò ép bản thân vào bất cứ một quy chuẩn nào nhất là những quy chuẩn của thế hệ trước áp vào mình. Sự tự do, phóng khoáng, được làm điều mình thích theo cách của riêng mình chính là cách thể hiện “cá tính” của giới trẻ cho dù có độc lạ thậm chí khác người.
+ Một người có “vị trí cao ngất ngưởng” là người có địa vị, chức vụ rất cao trong xã hội hoặc một cơ quan nào đó, còn “thái độ ngất ngưởng” là sự tự tin đôi khi là kiêu ngạo, ngạo nghễ với đời. Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên là hoàn toàn khác nhau, một từ chỉ vị thế còn một từ là chỉ thái độ.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được đặc điểm của văn bản nhiểu chủ đề, nắm bắt được thông tin tác giả, tác phẩm và đặc điểm của thể hát nói.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về văn bản có nhiểu chủ đề Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Chủ đề của văn bản văn học là gì? · Nêu đặc điểm của văn bản văn học có nhiểu chủ đề. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả, xuất xứ và nội dung chính của văn bản “Bài ca ngất ngưởng”.
· Nêu một số đặc điểm của thể hát nói. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Văn bản văn học có nhiểu chủ đề 1. Chủ đề - Chủ đề được hiểu là các vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiểu sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống. 2. Văn bản văn học có nhiểu chủ đề - Thông thường, văn bản văn học sẽ cùng lúc thể hiện nhiểu chủ đề và các chủ đề này sẽ được phân loại theo các tiêu chí khác nhau. - Xét mức độ biểu hiện đậm nhạt, để xác định chủ đề chính và chủ đề phụ nhiểu khi phụ thuộc vào sự iếp nhận khác nhau của người đọc chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chủ ý của tác giả. - Xét về tính chất của những điều được biểu hiện, có thể nói đến chủ đề đặc thù dân tộc hay chủ đề phổ quát nhân loại. => Sự đa dạng về chủ đề khiến văn bản trở nên đa nghĩa, đáp ứng được sự đón đợi của nhiểu loại độc giả khác nhau và mỗi người có thể tìm thấy ở văn bản một điều tâm đắc riêng. II. Tìm hiểu chung về tác phẩm 1. Tác giả, xuất xứ và nội dung chính của văn bản Bài ca ngất ngưởng. a. Tác giả: - Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, quê ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Cuộc đời quan trường của Nguyễn Công Trứ trải nhiểu lần thăng giáng, có khi làm đến chức Thượng thư, Tổng đốc nhưng cũng có lúc bị cách hết chức vụ, phải làm lính thủ ở biên thuỳ. Tuy nhiên, ở vị trí nào, ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi, nhiệt huyết với trọng trách, công việc được giao. - Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Công Trứ sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm, hiện còn biết được trên 150 tác phẩm ở nhiểu thể loại như phú, thơ Đường luật, câu đối, hát nói. Ông có đóng góp đặc biệt quan trọng cho sự định hình và phát triển của thể thơ hát nói. - Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ tài năng và nhân cách lớn: phong cách sống độc đáo, cốt cách tài tử, tâm hồn thanh cao, cá tính mạnh mẽ. b. Xuất xứ Bài ca ngất ngưởng - Nguyên văn chữ Nôm tác phẩm được chép ở Gia phả tập biên với nhan đề là Ngất ngưởng, giữa nguyên văn chữ Nôm theo bản này và các bản phiên âm về sau có ít nhiểu khác biệt. Bản phiên âm sang chữ quốc ngữ được Lê Thước công bố lần đầu tiên trong sách Sự nghiệp và thi văn của Uy Viễn tưởng công Nguyễn Công Trứ, xuất bản năm 1928 với nhan đề là Bài ca ngất ngưởng, sau đó tác phẩm được phổ biến rộng rãi với nhiểu dị bản khác nhau. - Bài thơ được đánh giá là một tác phẩm thuộc loại xuất sắc nhất, đạt đến trình độ cổ điển, mẫu mực của thể thơ hát nói. - Bài ca ngất ngưởng được viết khi Nguyễn Công Trứ đã cáo quan về quê, có thể coi là bài thơ tự thuật về cuộc đời phong phú và tự hoạ chân dung tinh thần độc đáo của ông. 2. Thể hát nói - Thơ hát nói là thể thơ do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo, phát triển từ khoảng thế kỉ XVII, đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX. - Thơ hát nói là phần lời của bài hát nói, mà lối hát nói là một điệu thức chủ đạo của lối hát ca trù. Thơ hát nói là một thể thơ kết hợp các thể song thất lục bát, lục bát với kiểu nói lối trong một số làn điệu dân ca. - Hình thức (số câu, số chữ của các câu, gieo vần,...) của thơ hát nói tương đối đa dạng, tự do; vì thế, nó thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng, tâm hồn phóng túng của mình. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều