Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 3 Đọc 1: Cầu hiền chiếu

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 3 Đọc 1: Cầu hiền chiếu sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, gmẫu iáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3:  CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

..................................................

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết : 10 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 3

  • Phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản, mối quan hệ giữa các luận điểm; lí lẽ và bằng chứng, quan hệ giữa chúng với luận đề, nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn bản nghị luận.
  • Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng quan niệm xu thế ( kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn.
  • Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói để có hướng vận dụng phù hợp, hiệu quả
  • Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội ( con người với cuộc sống xung quanh)
  • Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
  • Có thái độ trung thực, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đất nước.

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : CẦU HIỀN CHIẾU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nhận biết được đặc điểm của chiếu như là một thể loại văn bản nghị luận đặc thù của thời trung đại. Cũng như hịch và cáo ( HS đã học ở lớp trước), chiếu thuộc loại văn bản chức năng được viết (hay ủy nhiệm viết) và ban bố bởi những người đứng đầu nhà nước (Vua); nhằm mục đích điều hành xã hội.
  • HS hiểu được chiếu cũng được tạo nên bởi các thành tố như bất cứ một văn bản nghị luận nào khác. Qua việc đọc HS cần nhận ra được vị thế của người viết, mục đích viết, đối tượng tác động; luận đề của văn bản, các luận điểm triển khai từ luận đề, lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ các luận điểm, các thành tố bổ trợ nhằm tăng sức thuyết phục cho văn bản.
  • HS hiểu được tài năng nghị luận xuất sắc của Ngô Thì Nhậm thể hiện qua Cầu hiền chiếu – văn bản được Vua Quang Trung ủy nhiệm cho ông viết.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cầu hiến chiếu

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cầu hiến chiếu

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Biết cách yêu thương trân trọng những thế hệ đi trước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  3. KHỞI ĐỘNG
  4. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cầu hiến chiếu
  5. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
  6. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về việc chiêu mộ nhân tài
  7. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+  Có không ít câu chuyện thú vị về việc Vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một số câu chuyện mà bạn biết?

+ Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về nạn đói năm 1945

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý:

+ Một số câu chuyện về trọng dụng nhân tài mà em biết: Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời ông làm quân sư. Hay Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra giúp nước dù ông đã về ở ẩn; Chính Phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập  sau CMT8 1945 do Hồ Chủ Tịch đứng đầu đã trọng dụng các nhân sĩ trí thức từng làm việc cho chế độ cũ.

+ Dù ở bất thời đại nào, việc trọng người tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng quốc gia. Bởi vì, có những việc hết sức trọng đại, khó khăn, chỉ những người tài năng có tri thức tầm suy nghĩ sâu rộng mới gánh vác được.

  • GV dẫn dắt vào bài: Việc trọng dụng nhân tài trong thời kì nào, giai đoạn lịch sử nào cũng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh – suy, tồn – vong của đất nước. Chiêu mộ người tài sẽ giúp đất nước, dân tộc thêm phần vững mạnh hùng cường. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cầu hiền chiếu để cùng tìm hiểu về nghệ thuật trọng dụng người tài của các bậc đế vương.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Cầu hiền chiếu
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cầu hiền chiếu
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cầu hiền chiếu
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em:

+ Trình bày khái niệm về thể loại Chiếu?

+ Những hiểu biết của em về tác giả cũng như tác phẩm?

+ Trình bày bố cục của tác phẩm?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại chiếu

- Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban bố mệnh lệnh (công bố những chủ trương, đường lối, nhiệm vụ) xuống triều đình và nhân dân thực hiện.

- Chiếu có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

2. Tác giả - Tác phẩm

a. Tác giả

- Ngô Thì Nhậm (1764 -1803)

- Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay là Thanh Trì – Hà Nội)

- Ông là người học giỏi đỗ đạt từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.

- Khi Lê – Trịnh sụp đổ ông theo phong trào Tây Sơn và được vua Quang Trung tín nhiệm giao cho nhiều trọng trách. Ông cũng là người có vai trò quan trọng đối với triều Tây Sơn.

b. Tác phẩm

-  Vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Cầu hiền chiếu vào khoảng năm 1788 -1789.

- Mục đích là để thuyết phục sĩ phu Bắc Hà tức là các tri thức của triều đại cũ ra làm việc cho triều Tây Sơn.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Từ đầu cho đến là ý trời sinh ra người hiền vậy: Theo lẽ phải xưa nay, người hiền tài phải phát huy tài năng thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống.

+ Phần 2: Tiếp theo đến phụng sự vương hầu chăng: Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà Vua mong gặp được người hiền tài

+ Phần 3: Tiếp theo cho đến của trẫm hay sao?: Những khó khăn buổi đầu xây dựng triều đại mới và sự cần thiết phải có người hiền tài giúp nước.

+ Phần 4: Còn lại: Nêu cách thức chiêu mộ, sử dụng người hiền tài.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Cầu hiền chiếu
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cầu hiền chiếu
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cầu hiền chiếu
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quy luật xử thế của người hiền

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cầu hiền chiếu.

+ Theo tác giả thì mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử như thế nào?

+ Việc sử dụng hình ảnh so sánh người hiền là ngôi sao sáng, thiên tử là sao Bắc Thần có ý nghĩa gì?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

Nhiệm vụ 2: Cách ứng xử của sĩ Phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Tác giả đã đề cập đến thái độ ứng xử của sĩ phu Bắc Hà ra sao?

+ Hai câu hỏi của Vua Quang Trung thể hiện điều gì ở vị Vua này?

+ Câu hỏi tu từ cuối đoạn 3 có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Ở phần này tác giả thể hiện đường lối cầu hiền ra sao?

+ Điều này thể hiện vua Quang Trung là người như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

Nhiệm vụ 4: Kết luận theo thể loại

 

 

I. Quy luật xử thế của người hiền

- Người hiền tài có mối quan hệ với Thiên tử.

- Người hiền phải do Thiên tử sử dụng

- Không làm vậy là trái với đạo trời, trái với quy luật cuộc sống

- Tác giả so sánh hình ảnh người hiền với ngôi sao sáng; còn thiên tử là sao Bắc Thần ( Tức Bắc Đẩu)

=> Hình ảnh so sánh lấy từ luận ngữ để tạo nên tính chính danh cho “Chiếu cầu hiền” vừa đánh trúng vào tâm lí của nho sĩ Bắc Hà. Cho ta thấy Quang Trung là người có học, biết lễ nghĩa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Cách ứng xử của sĩ Phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước

-   Cách ứng xử của các sĩ phu Bắc Hà:

+ Mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng “trốn tránh việc đời”

+ Ra làm quan: sợ hãi, im lặng như bù nhìn “không dám lên tiếng” hoặc làm việc cầm chừng “đánh mõ, giữ cửa”

+ Một số đi tự tử “ra biển vào sông” => Vừa châm biếm nhẹ nhàng vừa tỏ ra người viết bài Chiếu có kiến thức sâu rộng có tài năng văn chương.

-        Hai câu hỏi “hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?” hay đang thời đổ nát chưa thể phụng sự Vương hầu chăng”

ð Vừa thể hiện sự thành tâm khiêm nhường vừa thể hiện sự đòi hỏi và cả chút thách thức của vua Quang Trung ( Khiến người nghe không thể không thay đổi cách sống. Phải ra phục vụ và phục vụ hết lòng triều đại mới).

-        Tính chất của thời đại và nhu cầu của đất nước: Thẳng thắn tự nhận những bất cập của triều đại mới, khéo lóe nêu lên những nhu cầu của đất nước:

+ Trời đất còn tối tăm

+ Buổi đầu đại định

+ Triều chính còn nhiều khiếm khuyết

ð    Gặp nhiều sự khó khăn đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

-        Kết thúc đoạn 3 câu hỏi mà khẳng định nhân tài không những có mà còn có nhiều. Vậy tại sao “không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”=> Cách nói vừa khiêm nhường tha thiết vừa kiên quyết khiến người tài không thể không ra giúp triều đại mới làm cho nho sĩ Bắc Hà không thể không thay đổi cách ứng xử.

III.          Con đường cầu hiền của vua Quang Trung

-   Đường lối cầu hiền

+ Cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội được dâng sớ tâu bày kế sách

+ Cho phép các quan văn võ tiến cử người có nghề hay nghiệp giỏi.

+ Cho phép người tài tự tiến cử

ð Tư tưởng dân chủ tiến bộ, đường lối cầu hiền: mở rộng đúng đắn.

-   Tác giả kêu gọi người có tài có đức cố gắng hãy cùng triều đình gách vác việc nước và hưởng phúc lâu dài

-        Biện pháp cầu hiền: Cụ thể dễ hiểu => Thể hiện Vua Quang Trung là một người có tầm nhìn xa trông rộng có khả năng tổ chức, sắp đặt chính sự, biết giải tỏa những băn khoăn có thể có cho mọi thần dan khiến họ yên tâm tham gia việc nước.

IV.             Kết luận theo thể loại

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác