Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 4 Đọc 3: Thuyền và biển sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, gmẫu iáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
TIẾT : THUYỀN VÀ BIỂN
- MỤC TIÊU
- Mức độ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết và phân tích được ý nghĩa và tác dụng của yếu tố tự sự trong một đoạn thơ trữ tình hiện đại
- HS đồng cảm với khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình có thái độ ứng xử nghiêm túc với tình yêu, vun đắp cho tình yêu trở thành một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất mà con người có được.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thuyền và biển
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thuyền và biển
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất
- Trân trọng tình yêu đôi lứa chung thủy son sắc
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
- Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thuyền và biển
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi đặt ra ở đầu bài
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Quỳnh cùng một số so sánh thú vị về tình yêu?
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở:
+ Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
+ Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số những ca khúc ấy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày suy nghĩ của mình về câu hỏi gợi mở
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra gợi ý:
+ Nói về các hình ảnh so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau có thể nhớ đến hình ảnh sóng và em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, hình ảnh sóng và bờ cát trong thơ Xuân Diệu.
+ Ca khúc mà em đã nghe có phổ thơ của Xuân Quỳnh đó là bài thuyền và biển. Bài hát sâu lắng chạm vào trái tim của người nghe nhất là những người đang yêu và được yêu. Tình cảm chân thành tha thiết lắng đọng.
- GV dẫn dắt vào bài: Nếu Xuân Diệu được ví là ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là nữ hoàng tình ca. Thơ bà là những rung cảm hết sức đời thường của đôi lứa khi yêu. Có khi là sự lo lắng, bồn chồn khi lại là sự lắng đọng sâu sắc. Đó là cái lắc đầu e thẹn trong Sóng nhưng cũng là nỗi khát vọng tình yêu đến cháy bóng cùng lòng chung thủy sắc son trong Thuyền và biển. Và ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về văn bản Thuyền và biển.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Thuyền và biển
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Thuyền và biển
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thuyền và biển
d.Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em: + Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả? + Trình bày một số hiểu biết của em về tác phẩm? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Xuân Quỳnh (1942 -1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Quê ở quận Hà Đông nay là thành phố Hà Nội. - Các sáng tác của bà bao gồm cả thơ và văn xuôi viết về nhiều đề tài khác nhau trong đó có tình yêu, hạnh phúc gia đình và trẻ em. - Thơ Xuân Quỳnh giàu yếu tố tự thuật. - Bên cạnh bộc lộc niềm khao khát được yêu thương chia sẻ và ý thức chặt chiu, giữ gìn hạnh phúc đang có thơ bà còn chứa đựng những dự cảm đầy lo âu về cái mong manh của đời sống của tình yêu. - Xuân Quỳnh được nhìn nhận là mọt trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại sau thể kỉ XX. - Tác phâm chính của bà bao gồm có: Gió Lào cát trắng và thơ (1974); Lời ru trên mặt đất (Thơ 1978), Sân ga chiều em đi (1984), Tự hát (1984), Bầu trời trong quả trứng (1982), Bến hoa trong thành phố (1984 – truyện cho thiếu nhi) 2. Tác phẩm - Bài thơ Thuyền và biển được tác giả viết vào tháng 4/1963 trong một lần đứng trước biển Diêm Điền. - Bài thơ được in trong tập Không bao giờ là cuối. - Thể thơ: Năm chữ - Đề tài: Tình yêu |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Thuyền và biển
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Thuyền và biển
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Thuyền và biển
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thuyền và biển trong sự đối trọng về tình yêu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Thuyền và biển + Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được người kể soi rọi, khám phá? + Từ câu chuyện giữa thuyền và biển bạn suy nghĩ gì về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa? + Hãy trình bày nhận xét của em về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ? Số dòng phân bố cho từng câu chuyện phân bố theo tỉ lệ nào điều đó cho em suy nghĩ gì? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nỗi niềm khát vọng của chủ thể trữ tình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết: + Em cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ? + Điều em rút ra được về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình? + Việc lồng ghép yếu tố tự sự trong bài thơ có tác dụng gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
| I. Thuyền và biển trong sự đối trọng về tình yêu a. Sự đối trọng trong mối quan hệ tình yêu - Trong bài thơ hình ảnh “thuyền” và “biển” được đặt trong mối quan hệ đối trọng về tình yêu. Mối quan hệ gắn bó xung đột mang tính vĩnh cửu. Trong hình dung của nhà thơ thì thuyền và biển chính là một cặp tình nhân. - Điều này được thể hiện qua hệ thống từ ngữ: nghe lời, nhiều khát vọng, tình, bao la, thì thầm, hiểu, biết, gặp nhau, thương nhớ, đau, sóng gió…. Đây đều là những ngôn ngữ có tần suất xuất hiện rất cao trong các bài thơ viết về tình yêu. Bên cạnh đó lời phụ chú in trong ngoặc đơn ( Vì tình yêu muôn thưở/ có bao giờ đứng yên) cũng góp phần hé lộ điều đó. - Tình yêu mà Xuân Quỳnh hé lộ là một tình yêu vô cùng chân thực. Tình yêu trải qua muôn vàn cung bậc của cảm xúc như diễn trình tự nhiên của con người. Có lúc đam mêm không giới hạn ( thuyền nghe lời biển khơi, thuyền đi hoài không mỏi); có lúc êm ả lắng sâu ( Thầm thì gửi tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ), có kh lại là sự cồn cào mãnh liệt ( cũng có khi vô cớ/ biển ào ạt xô thuyền), có khi là sự thương nhớ đến khắc khoải ( những ngày không gặp nhau/ lòng thuyền đau rạn vỡ….) b. Tình yêu trong sự “hiểu”, “biết” và “gặp” + Hiểu và biết có chung một trường ý nghĩa chỉ sự thấu tỏ về nhau qua một quá trình không ngừng chia sẻ, tương tác. + Gặp ở đây chính là sự sum vầy, quấn quýt đối lập với sự cách xa, phôi pha, lạnh nhạt. - Tình yêu là sự rung cảm mãnh liệt của hai trái tim khi cùng chung một nhịp đập một nỗi niềm khắc khoải. Nếu như không có sự rung động, không có sự thấu hiểu lẫn nhau thì sẽ chẳng bao giờ có được tình yêu với nhau, lâu dài và gắn bó khăng khít được. Có nhiều sự rung động đến chính bản thân mỗi người cũng không thể giải thích được chỉ biết làm theo sự mách bảo của con tim mà thôi. - Khi nói đến chữ “gặp” người ta có nhiều sự suy ngẫm riêng. Khi con người yêu nhau sự “gặp gỡ” là vô cùng cần thiết, để có thể xoa dịu nỗi nhớ nhung dày vò thấp thỏm đồng thời cũng thể hiện sự quấn quýt lứa đôi. Thế nhưng “không gặp” cũng là một cách để người ta có thể thử thách và nhìn nhận lại tình cảm của chính mình, giúp con người có thể nhận ra bản chất thực sự của tình yêu là gì. ð Nhìn chung “hiểu”, “biết” và “gặp” có sự liên quan mật thiết đến nhau. Thể hiện các trường bậc diễn tiến của một mối quan hệ từ tìm hiểu, thấu cảm đến gặp gỡ….. c. Sự lồng ghép hai câu chuyện bên trong bài thơ - Trong bài thơ, câu chuyện giữa “em” – nhân vật trữ tình và “anh” là câu chuyện khung. Em đã kể cho anh cũng là cho độc giả, nghe về câu chuyện giữa “thuyền” và biển, Thực chất câu chuyện được “em” kể chính là sự hình tượng hóa các cung bậc, sắc thái của tình yêu nói chung cũng như lí tưởng, khát vọng tình yêu của “em” nói riêng. Vì câu chuyện giữa thuyền và biển đã nói thay mọi điều cần nói nên “em” không cần phải triển khai rộng hơn dài hơn câu chuyên giữa mình và anh. - Khi câu chuyện giữa thuyền và biển được đẩy tới cao trào rất tự nhiên “em” đã đưa lời khẳng định trực tiếp về tình yêu với “anh”. => Việc lồng ghép và hợp nhất hai câu chuyện đã tạo nên các góc soi chiếu khác nhau về tình yêu, cả khách quan lẫn chủ quan, làm cho ấn tượng của người đọc về những điều thổ lộ của nhân vật trũ tình càng thêm mạnh mẽ, sâu sắc. II. Nỗi niềm khát vọng của chủ thể trữ tình - Câu chuyện nhân vật trữ tình mang đến đó là môt câu chuyện tình yêu vô cùng giản dị. Hình ảnh “anh” và “em” lồng ghép trong câu chuyện thuyền và biển. Mang đến cho người đọc những sự xúc động, chung thủy, son sắt của tình yêu. Đưa người đọc đi đến những cảm xúc rất chân thực rất tình của tình yêu. - Câu chuyện mà nhân vật mang đến cho người đọc đó là câu chuyện tình yêu chung thủy son sắt. Cả bài thơ là lời tâm sự giãi bày của nhân vật “em” về tình yêu. Trong lời giãi bày đó ta thấy được mối quan tâm cháy bỏng về sự chung thủy, thấu hiểu và chia sẻ. Mọi biểu hiện đa dạng của biển như hiền từ, thì thầm, ào ạt xô thuyền, bạc đầu thương nhớ đều nói lên mong ước chung tình của người phụ nữ vốn xem tình yêu là toàn bộ cuộc sống của mình. Tuy nhiên không thể xem mong ước đấy là nhỏ hẹp vì ở nhân vật xưng em người đọc còn nhận ra khát vọng đưa thuyền đi muôn nơi nghĩa là khát vọng khám phá sự bao la, vô tận và vĩnh cửu của tình yêu. - Việc lồng ghép yếu tố tự sự trong thơ trữ tình đã mang đến tác dụng vô cùng lớn: + yếu tố tự sự khiến người đọc bị lôi cuốn vào cuộc hành trình tinh thần trong bài thơ một cách tự nhiên + Giúp tác giả làm sang tỏ nhiều cung bậc của tình yêu một cách khách quan, dễ tạo nên sự đồng thuận chia sẻ. + Làm đa dạng hóa các biểu hiện của nhân vật trữ tình khi lộ diện trực tiếp, khi ẩn mình trong hình tượng “biển”. III. Kết luận theo thể loại 1. Thể loại |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều