Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 7 Đọc 2: Và tôi vẫn muốn mẹ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 7 Đọc 2: Và tôi vẫn muốn mẹ - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 2: VÀ TÔI VẪN MUỐN MẸ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nắm được những được những đặc điểm cơ bản của truyện kí – một thể loại chú trọng ghi chép sự thực đời sống và thể hiện bằng văn bản giàu yếu tố tự sự (có tình huống, sự kiện cốt truyện, nhân vật…).
- Qua việc đọc văn bản được tác giả tạo nên bằng cách ghi lại lời kể của một nhân vật có thật, đề cập đến những chuyện xảy ra trong kí ức, phân tích và hiểu được tính chất phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Nắm được những được những đặc điểm cơ bản của truyện kí – một thể loại chú trọng ghi chép sự thực đời sống và thể hiện bằng văn bản giàu yếu tố tự sự (có tình huống, sự kiện cốt truyện, nhân vật…) qua văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ…
- Qua việc đọc văn bản được tác giả tạo nên bằng cách ghi lại lời kể của một nhân vật có thật, đề cập đến những chuyện xảy ra trong kí ức, phân tích và hiểu được tính chất phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí qua văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ…
- Phẩm chất
- Thấu hiểu và cảm thông với con người ở những cảnh ngộ khác nhau.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Và tôi vẫn muốn mẹ…
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi: “Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,..). Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?”
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi: “Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,..). Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?”.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Văn học: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng (trích Những ngày thơ ấu), Hãy chăm sóc mẹ - Shin Kyung-sook, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi,…
Ví dụ: Hãy chăm sóc mẹ - Shin Kyung-sook
Mẹ là một điều tuyệt vời nhất mà thượng đế mang đến cho mỗi người con, cho mỗi người con cuộc sống và luôn che chở, bảo vệ, cùng khóc và cùng cười với những đứa con trong hành trình cuộc đời này. Hãy chăm sóc mẹ là những câu chuyện được kể luân phiên nhau dưới dòng hồi tưởng suy ngẫm của các thành viên trong gia đình: cô con gái thứ, người anh cả và người chồng. Câu chuyện bắt đầu bằng tin người mẹ bị lạc ở ga tàu, trong chuyến tàu cùng chồng từ quê lên thăm các con ở thành phố. Bà đã bị lạc hơn một tuần rồi, nhưng chẳng hề có chút tin tức nào về bà. Người mẹ trong câu chuyện vốn là người có tính cộc cằn, khó tính, dù thực sự bà là một người nhân hậu và luôn yêu thương các con. Tuy nhiên, chính vẻ vỏ bọc cọc cằn, khó tính đó, lại là rào cản tình cảm lớn đối với những đứa con, với người chồng và với người chị dâu. Tình cảm họ dành cho bà rất ít ỏi, thậm chí có người còn ghét bà.
Cho đến khi bà đi lạc, họ dường như mới nhận ra những tình cảm chân thành bà dành cho họ tuyệt vời như thế nào. Từng nhân vật hồi tưởng về người mẹ theo dòng kì ức của mình về mẹ, để rồi theo dòng kí ức ấy, họ nhận ra sự thực rằng bản thân mình đã vô tâm, vô cảm với mẹ, với vợ mình. Tình cảm của người phụ nữ bất hạnh ấy dành cho chồng, cho con lớn lao, cao cả đến nhường nào và bà bày tỏ những tình cảm ấy qua một cách riêng của mình. Bà chăm lo chu toàn cho những đứa con của mình trong những năm tháng tuổi thơ, tần tảo, hi sinh nuôi lớn các con nên người. Hình ảnh mẹ theo kí ức của từng người hiện ra những điều hoài niệm kèm với sự hối lỗi của chính họ. Họ luôn trăn trở vì đã lạc mất mẹ, đã không quan tâm đến những cảm xúc, suy nghĩ của bà trước đây. Liệu những đứa con có thể tìm thấy mẹ mình không, bà có trở về với gia đình hay không, hay bà sẽ đi lạc mãi mãi, cùng đôi chân tập tễnh do bị thương vì đi lạc một quãng đường dài.
Hãy chăm sóc mẹ là một lời nhắc nhở cho chúng ta. Với ai còn mẹ, xin đừng quá mải mê với những cuộc chơi xô bồ, vội vã, với đồng tiền hay công việc mà quên mất mẹ đang ngày ngày ngóng chờ con trở về thăm. Đừng để mình gặp phải những câu chuyện như những đứa con trong truyện, chỉ đến khi không thể gặp mẹ được nữa, họ mới hối hận về những điều mình đã làm với mẹ. Chỉ khi đó, ta mới nhận ra để bù đắp cho những hy sinh của mẹ dành cho mình đã quá muộn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất, là sự vỗ về, ôm ấp tuổi thơ ta đến khi chúng ta trưởng thành, mẹ vẫn luôn là một phần quan. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” để thấu tỏ được nỗi niềm khao khát có mẹ của một đứa trẻ trong hình hài một người lớn nhé!
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản truyện kí.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về truyện kí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, xem lại kiến thức ở phần Tri thức ngữ văn và thực hiện yêu cầu sau: · Phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả và xuất xứ của văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…”.
· Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| I. Truyện kí 1. Hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí - Truyện kí là một dạng truyện kể về người thật, việc thật. Tôn trọng sự thật đời sống, đảm bảo tính xác thực của toàn bộ sự việc được kể là đòi hỏi quan trọng hàng đầu đối với các sáng tác thuộc thể loại này. Vì vậy, truyện kí được xếp vào loại văn học phi hư cấu. - Tuy nhiên, yếu tố hư cấu vẫn luôn hiện diện trong truyện kí (dù được sử dụng một cách tiết chế), thể hiện ở sự sáng tạo riêng của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu và lựa chọn giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật thích hợp. Yếu tố hư cấu còn được thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. II. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả và xuất xứ tác phẩm - Xvétlana A-lếch-xi-ê-vích sinh năm 1948, là nhà báo, nhà văn Bê-la-rút (Belarus), được trao giải Nô-ben (Nobel Văn học năm 2015. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà: Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ (1983), Những nhân chứng cuối cùng (1985), Lời nguyện cầu từ Chéc-nô-bin – Chernobyl (1997). Các tác phẩm phi hư cấu của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích đã dựng lên “một tượng đài tưởng niệm sự thống khổ và lòng can đảm trong thời đại chúng ta” (nhận định của Uỷ ban chấm giải Nô-ben). - Văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” rút từ cuốn Những nhân chứng cuối cùng – Solo cho giọng trẻ em của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích. Cuốn truyện kí này sử dụng hình thức phỏng vấn những người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể, từng trải qua thực tế tàn khốc của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai tù khi còn thơ bé. Với hình thức này, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp lại sự kiện để đem đến cho người đọc những câu chuyện sinh động, hãi hùng trong kí ức của các nhân vật. 2. Tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và những điểm nhấn quan trọng trong câu chuyện. - Tóm lược: Năm 1941, “tôi” – lúc ấy còn là một đứa bé tám tuổi – sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc →“Tôi” cũng như bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom → Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thần, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chồi mầm, vỏ cây → Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi → Đến lớp Ba,“tôi” trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang → Trong lòng “tôi” chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ → Cứ thế, mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, “tôi” vẫn muốn có mẹ. - Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ – điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của con người. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều