Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du) - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 3: ĐỘC TIỂU THANH KÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, vận dụng kinh nghiệm để đọc hiểu bài Độc Tiểu Thanh kí để tự thực hành đọc hiểu một số bài thơ chữ Hán của ông.
  • Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý.
  • Lí giải và cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả thông qua các sáng tác thơ ca chữ Hán.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, vận dụng kinh nghiệm để đọc hiểu bài Độc Tiểu Thanh kí để tự thực hành đọc hiểu một số bài thơ chữ Hán của ông.
  • Nhận diện các biểu hiện, phân tích được giá trị của biện pháp tu từ đối trong thơ Đường luật; đặc biệt nhấn mạnh phương diện đối về ý.
  • Lí giải và cảm nhận về tinh thần nhân đạo của tác giả thông qua các sáng tác thơ ca chữ Hán.
  1. Phẩm chất
  • Trân trọng những di sản văn học; đồng cảm, chia sẻ với tinh thần nhân đạo thấm đượm trong nền văn học truyền thống của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Độc Tiểu Thanh kí.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, dựa vào hiểu biết cá nhân và chia sẻ:

+ Kể tên một số tác phẩm văn chương Việt Nam mà em biết viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Kể vắn tắt những hiểu biết của em về nhân vật Tiểu Thanh.

  1. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu:

+ Kể tên một số tác phẩm văn chương Việt Nam mà em biết viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV gợi mở:

+ Một số tác phẩm văn chương Việt Nam mà em biết viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ, “Bánh trôi nước”, “Lấy chồng chung” – Hồ Xuân Hương, “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu…

+ Số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều: Chế độ phong kiến với những định kiến lạc hậu và khắc nghiệt đã trói buộc người phụ nữ trong một dây trói vô hình của sự bất công. Tuy nhiên, dù bị giật dây đau đớn và đáng thương, người phụ nữ vẫn luôn giữ cho mình vẻ đẹp và sự quý phái. Đồng cảm với số phận bất hạnh đó, nhiểu nhà văn đã khai thác và lưu giữ hình ảnh người phụ nữ tiêu biểu cho vẻ đẹp hoàn mỹ trong ngôn từ nghệ thuật. “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là tác phẩm tiêu biểu với tiếng kêu than cho thân phận người phụ nữ. Nguyễn Du viết:

“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Là tiếng thổn thức cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội đương thời mà Nguyễn Du cảm thương cho họ. Anh dường như thấu hiểu rất rõ nỗi khổ đau, bất lực của họ khi phải sống trong một xã hội băng hoại đầy rẫy những bất công, định kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Phụ nữ đương thời ai cũng khiêm nhường, can đảm nhưng không bao giờ giữ được hạnh phúc cho riêng mình. Ngay cả việc theo đuổi hạnh phúc dường như là một giấc mơ xa vời đối với họ. Họ mang thân phận của những người phụ nữ thấp hèn, tuy mỗi người có một cuộc sống riêng nhưng không ai thoát khỏi sức nặng của hai chữ “cuộc sống trần gian”. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong gia tài thi ca phong phú của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bộ phận thơ chữ Hán có vai trò khá đặc biệt. Đó là những bài mà Nguyễn Du có thể trực tiếp bộc lộ những tâm tư, tình cảm; bày tỏ những day dứt trăn trở của mình. Trong bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" những tâm sự ấy của Nguyễn Du lại có được sự tương đồng, gần gũi với cuộc đời, số phận tài sắc mà bất hạnh của Tiểu Thanh. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu nhé!

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc điểm về nội dung, hình thức của văn bản Độc Tiểu Thanh kí.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu 1 HS đọc to, rõ ràng văn bản Độc Tiểu Thanh kí lưu ý HS đọc diễn cảm.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời những câu hỏi sau đây:

·  Nêu xuất xứ của văn bản Độc Tiểu Thanh kí.

·  Xác định bố cục, ý nghĩa nhan đề, nội dung chính của văn bản Độc Tiểu Thanh kí.

·  Bạn hiểu như thế nào về câu thơ: “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Xuất xứ văn bản “Độc Tiểu Thanh kí”.

- Độc Tiểu Thanh kí là một trong những bài thơ chữ Hán đặc sắc nhất của Nguyễn Du.

- Về thời điểm sáng tác bài thơ, hiện có nhiểu ý kiến khác nhau. Quan điểm được đa số tán thành cho rằng bài thơ được làm khi tác giả ở trong nước và đọc được câu chuyện về Tiểu Thanh. Nếu đúng vậy thì đây là một bài thơ điều đặc biệt, điều từ xa, dựa trên việc đọc truyện và cảm thương về số phận con người thông qua trang sách.

- Bài thơ viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Bản gốc chữ Hán của bài thơ hiện chưa truy khảo được. Văn bản được sưu tầm từ nguồn tư liệu của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, sau đó được các nhà biên soạn sách xếp vào Thanh Hiên thi tập.

2. Bố cục, ý nghĩa nhan đề, nội dung chính của văn bản Độc Tiểu Thanh kí.

- Bố cục: có thể chia  thành 4 phần theo bố cục: đề - thực – luận – kết.

·  Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại.

·  Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

·  Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.

·  Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

- Nhan đề: “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

+ Kí: những ghi chép

+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

→ “Độc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

- Nội dung chính: là câu chuyện về nàng Tiểu Thanh, thể hiện suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời toát lên giá trị nhân đạo cao cả.

3. “Độc điếu song tiền nhất chỉ thư” có các cách hiểu cơ bản như sau:

- “Riêng mình ta khóc thương nàng thông qua việc đọc trước cửa sổ tập sách chép thơ của nàng” (hoặc)“Ta chỉ viếng nàng qua bài kí đọc trước cửa sổ mà thôi”. Trong cách dịch này, tập sách chép thơ của Tiểu Thanh là “cầu nối”, là phương tiện để tác giả thể hiện sự xót thương.

- “Riêng mình ta khóc thương mảnh giấy tàn bay ngoài cửa sổ". Trong cách dịch này, “đối tượng” trực tiếp của sự xót thương mà tác giả nói đến là “nhất chi thư, một mảnh giấy; tức xót xa cho số phận của cái đẹp bị rơi rụng, bị tàn tạ; số phận một nàng Tiểu Thanh cụ thể chi được gợi qua mảnh giấy mà thôi.

- “Riêng ta viếng nàng qua một tờ giấy trước cửa sổ” (hoặc) “Riêng ta viếng nàng bằng việc đề mấy chữ trên một tờ giấy trước cửa sổ. Cách dịch này hiểu “thư là động từ (viết, đề thơ); tác giả đề thơ trên một trang giấy để viếng Tiểu Thanh.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản.

  1. Mục tiêu: Phân tích được những suy ngẫm của tác giả và số phận của những con người tài hoa trong xã hội phong kiến qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí.
  2. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Độc Tiểu Thanh kí.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Độc Tiểu Thanh kí và chuẩn kiến thức GV.
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Mối quan hệ về nội dung giữa các câu thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Độc Tiểu Thanh kí và trả lời câu hỏi:

·    Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ với nhau như thế nào?

·   Chỉ ra và nhận xét mối quan về đối về ý trong hai câu thực.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tình cảm, suy ngẫm của nhà thơ

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Độc Tiểu Thanh kí và trả lời câu hỏi:

·   Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.

·   Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

·   GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Độc tiểu thanh kí”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Mối quan hệ về nội dung giữa các câu thơ

1. Mối quan hệ giữa câu 1 và câu 2

-  Về mặt nội dung, dễ nhận thấy câu 1 nhắc đến cảnh đẹp Tây Hồ, thắng cảnh nổi tiếng ở Hàng Châu (Trung Quốc), là địa danh gắn liền với cuộc đời và số phận cụ thể của Tiểu Thanh – “đối tượng” được tác giả điều viếng trong câu 2. Mạch ý giữa câu 1 và câu 2 là nối tiếp.

- Về mặt cấu tứ là sự đồng hiện của quá khứ và thực tại trong xúc cảm nội tâm của nhà thơ: Cảnh đẹp huy hoàng của quá khứ (cảnh đẹp Tây Hồ) trải biến thiên dầu bề, giờ đây đồ nát phôi pha; trước khung cảnh thực tại ấy, riêng ta ngậm ngùi xót thương cho số phận oan khiên của kẻ tài hoa mệnh bạc ngày trước. Cảm xúc về đời thế và sự hoài cảm về số phận con người đan xen trong hai câu thơ này.

2. Mối quan về đối về ý trong hai câu thực

Biểu hiện và mối quan hệ đối về ý trong hai câu thực:

Chi phấn// hữu thân// liên/ tử hậu,

Văn chương// vô mệnh// lụy/ phần dư.

(Son phấn vì có thần nên vẫn phải xót xa về những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh, phải chịu luỵ bị đốt dở.)

+ “Son phấn” (vẻ đẹp thần sắc dung nhan [bên ngoài] và “văn chương” (vẻ đẹp tâm hồn tài năng {bên trong]);

+“Có”thần thái (son phấn có hình sắc cụ thể toát ra thần thái, là cái thấy được) và “không” có thân mệnh (văn chương vốn không có thân xác, vô hình, chỉ có thể cảm nhận);

+“Son phấn” phải chịu nỗi xót xa ngay cả khi đã chết còn “văn chương” thì bị đốt chỉ còn sót lại.

- Nhận xét về đối ý trong hai câu thực:

+ Về đầu của mỗi câu có biểu hiện đối lập (tương phản): son phấn (vẻ đẹp hồng nhan, hình sắc, bên ngoài) và văn chương (vẻ đẹp tinh thần, tâm hồn, bên trong); son phấn thì có linh hồn còn văn chương thì không có thân mệnh.

+ Về sau của mỗi câu có xu hướng thống nhất (tương thành): cả son phấn và văn chương đều phải chịu số phận oan khiên; “son phấn” phải chịu nỗi đau tinh thần (xót xa về những việc xảy ra sau khi chết) còn “văn chương” phải chịu nỗi đau thể xác (bị đốt).

Đối ý trong hai câu thơ thể hiện sự khái quát hoá sâu sắc về số phận của cái đẹp nói chung.

II. Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ

1. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả thể hiện qua hai câu luận

- Số phận bi kịch của kẻ tài hoa xưa nay không thể hỏi trời để biết rõ được nguyên nhân ta tự đặt mình vào số phận, tự ta gánh chịu bi kịch, ta cùng hội cùng thuyền với thân phận “khách má hồng” chịu nỗi truân chuyên.

- Nguyễn Du triết lí, suy ngẫm về bi kịch “hồng nhan đa truân”, “tài tử đa cùng” và coi mình là người trong cuộc, là kẻ đồng bệnh tương lân; nhà thơ đồng nhất mình với thân phận của người phụ nữ, số phận của nàng cũng chính là số phận của ta.

- Đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ xưa, những suy tư, cảm xúc,... của tác giả trước bi kịch của người phụ nữ thật đáng trân trọng, đồng thời gợi cho chúng ta nhiểu suy ngẫm. Nhà Nho xưa khó chấp nhận việc một ông quan lại tự coi mình cùng hội cùng thuyền với kẻ nữ nhi bạc mệnh.

2. Về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.

Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

- Câu hỏi đậm sắc thái tu từ cho thấy Nguyễn Du vừa băn khoăn vừa mong đợi người đời sau đồng cảm và thương cảm cho số phận của mình. Có thể hiểu ba trăm năm là con số tượng trưng cho một khoảng thời gian rất dài. Ý Nguyễn Du muốn bày tỏ là giờ đây, một mình ta khóc nàng, coi nỗi oan của nàng như của ta. Vậy sau này liệu có còn ai mang nỗi oan như ta nhỏ lệ khóc ta chăng? Câu thơ thể hiện tâm trạng cô đơn của nhà thơ vì chưa tìm thấy người đồng cảm trong hiện tại nên đành gửi hi vọng da diết ấy vào hậu thế. Hậu thế không chỉ khóc cho riêng Tố Như, mà là khóc cho bao kiếp tài hoa tài tử khác.

- Nhà thơ thấy giữa mình và Tiểu Thanh có những nét đồng bệnh tương liên. Tiểu Thanh mất đi, ba trăm năm sau có Nguyễn Du thương xót cho số phận nàng. Liệu sau khi Tố Như chết ba trăm năm, có ai nhớ tới ông mà khóc thương chặng?

- Câu thơ như tiếng khóc xót xa cho thân phận, thương mình bơ vơ, cô độc, không kẻ tri âm, tri kỉ; một mình ôm mối hận của kẻ tài hoa bạc mệnh giữa cõi đời. Dường như nhà thơ, đang mang tâm trạng của nàng Kiều sau bao sóng gió cuộc đời:

Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.

III. Tổng kết

1.    Nội dung

- Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.

- Giá trị nhân đạo sâu sắc:

+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa nói chung trong xã hội.

+ Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.

2.    Nghệ thuật

- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du), Tải giáo án trọn bộ Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giáo án word Ngữ văn 11 Bài 6 kết nối Đọc 3: Độc Tiểu Thanh ký (Đọc truyện Tiểu Thanh - Nguyễn Du)

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt, nhận giáo án ngay và luôn. Được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác