Soạn giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 8 Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án ngữ văn 11 Bài 8 Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống - sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 1: NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Xác định được đề tài, chủ đề văn bản và quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong VB.
- Nắm được các ý chính, ý phụ, cách trình bày dữ liệu trong VB.
- Liên hệ được VB với bối cảnh xã hội ngoài VB, với đời sống đương đại, với những VB khác.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Xác định được đề tài, chủ đề văn bản và quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong VB Nữ phóng viên đầu tiên.
- Nắm được các ý chính, ý phụ, cách trình bày dữ liệu trong VB Nữ phóng viên đầu tiên.
- Liên hệ được VB với bối cảnh xã hội ngoài VB, với đời sống đương đại, với những VB khác.
- Phẩm chất
- Biết tiếp nhận thông tin đa chiểu để xây dựng được tâm thể sống vững vàng, chủ động.
- Tôn trọng sự bình đẳng, cổ vũ cho cái mới, sự tiến bộ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11.
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Nữ phóng viên đầu tiên.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận cá nhân: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
- Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, thực hiện yêu cầu: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý:
+ Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến rất lênh đênh, chìm nổi. Hệ tư tưởng Nho giáo với những luật lệ hà khắc, bảo thủ đã kìm hãm, khiến cho người phụ nữ không được tự do hạnh phúc, họ bị tước đoạt những quyền cơ bản. Dưới sự kiềm tỏa của chế độ nam quyền, người phụ nữ chịu nhiểu áp bức bất công, chịu nhiểu sự gò ép và mất hoàn toàn tiếng nói của giới mình.
+ Những năm đầu thế kỉ XX, tuy xã hội có nhiểu đổi khác nhưng chế độ phong kiến vẫn tồn tại, số phận của người phụ nữ vẫn chưa thay đổi nhiểu. Chỉ đến khi Cách mạng tháng 8 thành công, chế độ phong kiến hoàn toàn bị xóa sổ trên đất nước Việt Nam, thân phận người phụ nữ mới thay đổi theo hướng tích cực hơn.
- GV dẫn dắt vào bài học mới:
Em là người con gái Việt Nam
Trung hậu đảm đang lại hay làm
Thời chiến em xông pha lửa đạn
Thời bình về lại em giỏi giang.
(Em là con gái Việt Nam – Sưu tầm)
Người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay vẫn mang những nét phẩm chất vô cùng đáng trân trọng, hết lòng hi sinh vì gia đình. Thế nhưng, từng có giai đoạn, số phận của họ chịu nhiểu áp bức bất công vì chế độ phụ quyền. Thời đại mới, xã hội có nhiểu tiến bộ, phụ nữ ngày càng có tiếng nói, được tham gia vào nhiểu vị trí trong xã hội, khẳng định được vị thế của giới mình. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu văn bản Nữ phóng viên đầu tiên để hiểu hơn về chủ đề này nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nhận biết và hiểu được một số đặc trưng của văn bản thông tin qua văn bản Nữ phóng viên đầu tiên.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản thông tin Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị về mục Tri thức ngữ văn và làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ sau: · Trình bày đặc trưng của văn bản thông tin. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện những yêu cầu sau đây: · Nêu một số nét cơ bản về tác giả Trần Nhật Vy. · Nêu nội dung chính của văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”. · Trình bày thêm những hiểu biết của em về Manh Manh nữ sĩ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Đặc trưng của văn bản thông tin - Những dấu hiệu về hình thức của văn bản thông tin: + Văn bản thông tin thường có những dấu hiệu nổi bật về hình thức trình bày như nhan đề, đề mục, sơ đồ, bảng biểu, chữ in nghiêng, chữ in đậm,... => Những dấu hiệu này giúp cho người đọc có thể nắm bắt thông tin chính của văn bản một cách nhanh chóng. + Nhan đề thường giới thiệu chủ đề của văn bản. + Các đề mục tô đậm nội dung chính hoặc chỉ ra điểm bắt đầu của một chủ đề hoặc một mục mới. + Các chữ in nghiêng, in đậm thường được sử dụng để nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng. + Các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ,... thường trực quan hoá những thông tin quan trọng trong văn bản. - Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin: + Trật tự thời gian. + Trật tự nhân quả. + Theo tầm quan trọng của vấn đề. + Quan hệ so sánh hoặc tương phản. - Mục đích, quan điểm người viết trong văn bản thông tin + Mục đích: cung cấp thông tin, nhưng bên cạnh đó nhằm đến nhiểu mục đích khác như thuyết phục, giải trí… + Quan điểm, thái độ thường không được thể hiện một cách trực tiếp. II. Tìm hiểu chung về tác phẩm 1. Tác giả Trần Nhật Vy - Trần Nhật Vy tên thật là Nguyễn Hữu Vang, sinh năm 1956 tại Đồng Tháp. - Ông là nhà báo, tác giả của nhiểu tác phẩm biên khảo về lịch sử báo chí và văn hoá Sài Gòn. - Các tác phẩm chính: Báo quốc ngữ ở Sài Gòn cuối thế kỉ 19 – Lịch sử 150 năm báo chí quốc ngữ 1865 – 2015 (2015), Sài Gòn chốn chốn rong chơi (2016), Văn chương Sài Gòn 1881 – 1924 (5 tập, 2017 – 2020)... 2. Nội dung chính - Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên cung cấp thông tin về cuộc đời, những hoạt động và đóng góp tích cực của Manh Manh nữ sĩ trong việc đấu tranh vì nữ quyền và sự đổi mới trong văn chương Việt Nam, đặc biệt là cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào Thơ Mới. 3. Manh Manh nữ sĩ - Nguyễn Thị Manh Manh tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, có nhiểu bút hiệu như: Manh Manh, Myn, Nguyễn Văn Myn, Lệ Thủy…, sinh năm 1914 tại tỉnh Gò Công. Cha là tri huyện Nguyễn Đình Trị, một nhà báo có tiếng đương thời. Nguyễn Thị Kiêm lúc nhỏ học ở Gò Công, sau lên Sài Gòn học trường Trường trung học thiếu nữ bản xứ. - Nguyễn Thị Kiêm thuộc thế hệ những phụ nữ đầu tiên được hưởng trọn vẹn nền giáo dục Tây học. Trường Áo Tím của cô là trường nữ đầu tiên trong cả nước. Trường thành lập năm 1913, sau đó mới đến trường nữ ở Hà Nội (trường Trưng Vương hiện nay), trường Đồng Khánh ở Huế. - Với Thơ Mới, cô khẳng định: Thơ Mới ra đời là một nhu cầu tất yếu để diễn tả tình tứ: “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà “đẹt mất” thì rất cần phải có một lối thơ khác, do lề lối nguyên tắc rộng rãi hơn. Thơ này khác lối xưa nên gọi là “Thơ mới”. |
| |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản.
- Mục tiêu: Phân tích và đánh giá đề tài, thông tin của văn bản, nhận biết thái độ, quan điểm của người viết qua văn bản Nữ phóng viên đầu tiên.
- Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Nữ phóng viên đầu tiên.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Nữ phóng viên đầu tiên và chuẩn kiến thức GV.
- Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cách triển khai thông tin của văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc văn bản Nữ phóng viên đầu tiên và trả lời câu hỏi: Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Phân tích, đánh giá những thông tin cơ bản của văn bản Nữ phóng viên đầu tiên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS) đọc văn bản Nữ phóng viên đầu tiên và trả lời câu hỏi: · Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt? · Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao? · Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Không khí thời đại trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm, lần lượt trả lời câu hỏi: · Nhóm 1: Tìm một số chi tiết miêu tả bối cảnh thời đại trong văn bản. · Nhóm 2: Dựa vào những chi tiết của nhóm 1 tìm kiếm được, bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS đại diện trình bày kết quả chuẩn bị. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
Nhiệm vụ 4: Tổng kết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu: Từ nội dung văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên”, hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, rút ra Tổng kết đặc trưng thể loại của văn bản thông tin - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại 1 – 2 HS trình bày sơ đồ tư duy về đặc trưng truyện thơ dân gian (yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình) qua văn bản Lời tiễn dặn. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
| I. Cách triển khai thông tin của văn bản Văn bản Nữ phóng viên đầu tiên được triển khai theo trình tự như sau: - Tiểu sử của nhân vật: + Tên khai sinh: Nguyễn Thị Kiêm + Năm sinh, năm mất: 1914 – 2005 + Quê quán: Gò Công + Gia đình: Con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị - Các hoạt động xã hội của nhân vật: + Học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ. + Làm nghề báo khi mới mười bảy tuổi (năm 1931). + Sáng tác và diễn thuyết để ủng hộ phong trào thơ Mới, tạo ra một cuộc tranh luận dài trên báo chí cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. + Ủng hộ nữ quyền, tạo ra một phong trào phụ nữ rất sôi nổi trong xã hội (từ năm 1932 đến năm 1934). - Đời sống cá nhân của nhân vật: + Kết hôn với nhà báo Lư Khê Trương Văn Em (năm 1937). + Lấy chồng người Pháp (năm 1950) và sinh sống ở Pháp cho đến khi mất (năm 2005). - Nhận xét về cách triển khai thông tin: văn bản được triển khai theo trình tự thời gian, cách triển khai này làm nổi bật diễn biến cuộc đời nhân vật song song với những chuyển biến mạnh mẽ của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Nói cách khác, qua cuộc đời của nhân vật, ta có thể hình dung ra không khí của thời đại. II. Những thông tin cơ bản của văn bản Nữ phóng viên đầu tiên. 1. Phong trào xã hội được nhắc tới trong văn bản - Phong trào xã hội: phong trào nữ quyền. - Cách tác giả viết về phong trào ấy: Những bài viết về phong trào xã hội thường ghi chép các mốc thời gian, tường thuật các sự kiện chính, mô tả bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, kết quả và ý nghĩa của phong trào,... Trong bài viết, tác giả viết về phong trào nữ quyền qua chân dung của một cá nhân, cụ thể là chân dung của một người phụ nữ. Bởi vậy, lịch sử thời đại hiện lên một cách rất cụ thể, sống động, giàu cảm xúc. Qua cách tiếp cận đó, tác giả cho thấy sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và lịch sử. Cá nhân làm nên lịch sử, mặt khác, chân dung và số phận của mỗi cá nhân lại cho thấy hơi thở, bầu không khí của thời đại. 2. Chân dung nhân vật trong văn bản - Nhân vật được tái hiện trên nhiểu bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động xã hội, đời sống cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. - Thông qua những chi tiết được cung cấp trong văn bản, tác giả tái hiện sống động chân dung của nữ sĩ đi ngược lại tất cả những chuẩn mực và định kiến của xã hội: người phụ nữ có ngoại hình nam tính, “trời bắt xấu”, dám bước ra khỏi chốn phòng the, diễn thuyết ở khắp mọi miền đất nước, dám lên tiếng ủng hộ cái mới, dám khẳng định cá tính và quan điểm riêng, dám làm một công việc mà thời bấy giờ được coi là công việc của đàn ông và có một đời sống riêng tư khác thường. => Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện và hoạt động của nhân vật, mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp giúp làm nổi bật quan điểm và đặc biệt là cá tính của nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này. - Chân dung nhân vật đã được tái hiện một cách khách quan với những thông tin cụ thể, rõ ràng và kèm theo lời nhận, xét đánh giá của người đương thời, gần như không đan xen nhận xét, đánh giá chủ quan quá nhiểu của người viết. III. Không khí thời đại được tái hiện trong văn bản 1. Một số chi tiết miêu tả bối cảnh thời đại trong văn bản - "Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế”. - “…cuộc tranh luận dài trên báo chí cả trong Nam lẫn ngoài Bắc”. - “…khi ấy vẫn còn quan niệm: “Đến thế kỉ thứ XX, đàn bà An Nam lại có nảy sanh một số người quái gở. Họ vượt ra khỏi buồng the, chẳng theo lễ giáo cũ: Họ cũng đi học đi làm như đàn ông. Họ tự do đi, đứng, nói cười, ra giữa công chúng vợt banh, đá cầu, lập hội hè, đến chỗ đông mà tranh cãi”. - “…công chúng đã ồ ạt kéo đến hội quán phố Hàng Trống như nước chảy, lũ lượt bọn năm bọn ba”. - “Trên gác, dưới nhà, không một chỗ hở”. 2. Hình dung về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản - Văn bản tái hiện sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống văn hoá, xã hội Việt Nam buổi giao thời, trong đó có sự xung đột và giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của các cá nhân và tổ chức để đấu tranh khẳng định sự tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện “trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận, diễn thuyết rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, ở các không gian công cộng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng. IV. Tổng kết 1. Nội dung - Ca ngợi nữ phóng viên Nguyễn Thị Manh Manh vì những đóng góp của bà vào sự đổi mới của văn học Việt Nam cụ thể là ủng hộ phong trào thơ Mới với những điều mới mẻ, tiến bộ và những đấu tranh của bà vì nữ quyền, giúp phụ nữ khẳng định tiếng nói trong xã hội và thoát khỏi sự phụ thuộc về giới, đảm bảo cho sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. 2. Nghệ thuật - Thể loại: văn bản thông tin. - Mục đích: cung cấp những thông tin về xuất thân và con đường hoạt động báo chí sôi nổi để đấu tranh về nữ quyền và lên tiếng ủng hộ thơ Mới. - Cách trình bày dữ liệu trong văn bản thông tin: theo trật tự thời gian ( từ xuất thân, đến thời điểm Manh Manh nữ sĩ 17 tuổi (1931), sau đó là những chặng đường hoạt động của bà để đấu tranh vì thơ Mới (1932), đấu tranh vì nữ quyền (1934), khi bà lấy chồng là nhà báo Lư Khê Trương Văn Em (1937), lấy chồng người Pháp và qua Pháp (1950 cho đến ngày mất). - Bố cục mạch lạc của văn bản: + Chủ đề: ca ngợi chặng đường hoạt động đầy sôi nổi, nhiệt huyết của Manh Manh nữ sĩ khi đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ và đấu tranh vì tiếng nói của giới mình. + Phần 1: giới thiệu về xuất thân của Manh Manh nữ sĩ. + Phần 2: thông tin về những giai đoạn trong cuộc đời của nữ sĩ. + Phần 3: nhận xét về sự vị trí của nữ sĩ. - Giọng điệu khách quan, ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa. - Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng. - Có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, nghị luận nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan và chính xác của thông tin. |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 11 kết nối tri thức
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều