Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 5: Củng cố, mở rộng

Soạn siêu ngắn bài 5: Củng cố, mở rộng ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

CỦNG CỐ MỞ RỘNG

CH1. Tổng hợp những thông tin cơ bản về hai văn bản kịch đã học trong bài (Sóng hay không sống - đó là vấn đề, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) theo gợi ý sau: tình huống, nhân vật, xung đột, thông điệp.

Trả lời:

Văn bản

Sống hay không sống -  đó mới là vấn đề

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tình huống

Hăm-lét trở về hoàng cung, tìm cách trả thù những kẻ độc ác bằng cách giả ngốc, chịu sự giám sát của mọi người.

Phản quân nổi lên, dân chúng vùng dậy, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đuổi giết, Cửu Trùng Đài bị phàn quân và dân phá đốt.

Nhân vật

Hăm-lét, Hoàng Hậu, Vua, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út, Rô-den-cran

Vũ Như Tô, Nguyễn Vũ, Đan Thiềm, đám nội giám, cung nữ, Lê Trung Mại, Kim Phượng, quân khởi loạn, Ngô Hạch

Xung đột

Hăm –lét băn khoăn không biết lên lựa chọn gánh vác trách nhiệm, hay lựa chọn sống thoải mái theo ý bản thân mà mặc sự đời. Cuối cùng, chàng đã chọn gánh vác trách nhiệm.

Vũ Như Tô không biết mình sai ở đâu, vẫn nghĩ Cửu Trùng Đài là biểu tượng đẹp cho đất nước. Khi hắn ra, cái lý tưởng, tác phẩm cao đẹp của mình lại khiến nhiều người đau khổ như vậy, hắn đã chọn cái chết cùng với sự sụp đổ của Cửu Trùng Đài.

Thông điệp

Con người đôi khi có thể tìm thấy hạnh phúc trong bất hạnh, vượt lên trên hoàn cảnh một cách tự nhiên và không bị trói buộc.

Nghệ thuật và đời sống phải luôn gắn liền với nhau, và nghệ thuật luôn phải phục vụ đời sống. Đó mới chính là giá trị chân chính của nghệ thuật.

 

CH2. Tìm đọc các vở bị kịch khác: chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.

Tham khảo:

Hồn Trương Ba da hàng thịt

Đặc điểm

Chi tiết

Tình huống

Trương Ba là một người làm vườn ngoài 60 tuổi tốt bụng và chơi cờ rất giỏi. Do sự tắc trách của Nam Tào đã khiến Trương Ba bị chết oan. Vì muốn sửa sai, Nam Tào đã để Trương Ba nhập vào xác của một anh hàng thịt vừa mới chết ở làng bên. 

Nhân vật

Trương Ba, vợ anh hàng thịt, lí trưởng, Nam Tào,..

Xung đột

Từ khi nhập vào xác của anh hàng thịt, Trương Ba không còn giữ được bản tính thanh tao ngày xưa, dần bị tiêm nhiễm nhiều thói hư, tật xấu của người hàng thịt. Gây ra những vết nứt trong gia đình và xung trong nội tâm giữa Trưỡng Ba và thân xác người hàng thịt

Thông điệp

Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Hạnh phúc của con người là chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

 

CH3. Tìm hiểu thêm về các nhân vặt, sự kiện lịch sử được nhắc tới trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tưởng sử dụng như thể nào và có vai trò gì trong tác phẩm?

Tham khảo:

* Nhân vật, sự kiện lịch sử Cửu Trùng Đài

Nhân vật 

Giới thiệu 

Vũ Như Tô

Kiến trúc sư kiêm đốc công theo lệnh của Lê Tương Dực xây dựng tòa lầu Cửu Trùng Đài

Lê Tương Dực

Hoàng đế thứ 9 của triều Lê Sơ

Trịnh Duy Sản

Thủ lĩnh quân Đại Việt cuối thời Lê Sơ

Nguyễn Hoằng Dụ

Tướng nhà Lê Sơ

=> Vai trò yếu tố lịch sử là nền tảng, cốt lõi của  vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Dựa vào những nhân vật có thật, viết lên một câu truyện có phần được xoa dịu đi so với lịch sử thực tiễn (Vũ Như Tô nghe lời Lê Tương Dực mà xây chứ không phải vì ý nghĩa nghệ thuật chân chính), nhào nặn thành một vở kịch vừa tái hiện một thời đại của lịch sử, vừa mang ý nghĩa phê phán nhân văn sâu sắc. Tác giả phê phán thói ăn chơi, sa đọa của vua quan cuối triều Lê Sơ, bỏ bê việc nước dẫn đến quân phản loạn có cơ hội để làm loạn, phê phán sự xa rời nghệ thuật với thực tế của Vũ Như Tô. 

CH4. Thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về một trong số các vấn đề gợi ý sau:

- Nghệ thuật thời Phục hưng;

- Kiến trúc thành Thăng Long;

- Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI - XVII.

Tham khảo:

*Nghệ thật thời Phục hưng:

Thời kỳ Phục hưng (Renaissance) là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nghệ thuật, bắt đầu từ thế kỷ 14 tại Ý và kéo dài đến thế kỷ 17. Trong thời kỳ này, nghệ thuật tập trung vào việc tái hiện thế giới tự nhiên và con người một cách chân thực hơn. Tập trung vào việc tái hiện con người một cách chân thật hơn. Các họa sĩ đã sử dụng các kỹ thuật như chi tiết và ánh sáng để tạo ra những bức tranh chân dung đẹp và sống động hơn. Họ cũng đã tìm cách tái hiện các cảnh vật sống động, với những con người thường được vẽ trong các tình huống hàng ngày.

* Kiến trúc thành Thăng Long

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp… 

*Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI - XVII.

Thế kỷ XVI và XVII là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời gian nhà Lê và nhà Tây Sơn cai trị.

Trong thời gian này, Việt Nam đã trải qua nhiều biến động chính trị và xã hội. Nhà Lê đã đối mặt với nhiều cuộc nổi dậy và xâm lược từ các quốc gia láng giềng như Trung Quốc và Champa. Trong khi đó, nhà Tây Sơn đã nổi dậy và lật đổ nhà Nguyễn, đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử Việt Nam.

CH5. Xác định một đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương cho để tài đó (dựa trên các thông tin đã tìm được) và trình bày đề cương nghiên cứu của bạn. Tham khảo:

Đề tài Trình bày nghiên cứu về kinh thành Thăng Long.

* Dàn ý

  1. a) Mở đầu:  Dẫn vào vấn đề;  Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

  2. b) Nội dung

- Sự kiện lịch sử ý nghĩa gắn với hoàng thành Thăng Long

- Vị trí của hoàng thành Thăng Long

- Kiến trúc tử cung và cung điện của hoàng thành

- Sự kiện văn hóa tiêu biểu tại đây

  1. c) Kết luận

- Khẳng định giá trị văn hóa to lớn đối với dân tộc của kinh thành Thăng Long. 

* Bản trình bày: 

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. 

Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm. 

Về kiến trúc, trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình. 

Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế. 

Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình: 

  1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương. 

  2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

  3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng. 

Trên đây là toàn bộ phần trình bày báo cáo của em, cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 5: Củng cố, mở rộng, Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 2: Củng cố, mở rộng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác