Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 1: Vợ nhặt

Soạn siêu ngắn bài 1: Vợ nhặt ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: VỢ NHẶT

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1. Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?

Trả lời:

Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói lớn xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân Việt Nam chết đói. Đây một trong những sự kiện lịch sử đau lòng nhất của dân tộc Việt Nam vẫn còn những nỗi đau đến tận bây giờ. 

 

CH2. Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống ( như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,....) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao? 

Trả lời:

Không phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng. 

Trong những tình huống khó khăn, có những người có thể vượt qua nó bằng sự kiên trì, sáng tạo và lòng can đảm. Điều này giúp con người trở nên có kinh nghiệm và trưởng thành hơn trong cuộc sống. Vì nếu không có khó khăn, nghịch cảnh con người cũng sẽ không biết trân trọng và biết ơn những gì mình đang có. 

ĐỌC VĂN BẢN 

CH1. Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào? 

Trả lời:

- Phản ánh qua những hình ảnh: nhiều gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ;  Người chết như ngả rạ; Ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường

- Kể thêm: Không khí vẩn lên mùi ẩn thối của rác rưởi và mùi gây của xác người; Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịu chỉ còn thấy hai con mắt; Mùi đốt đóng rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào két lẹt; Bữa cơm này đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo; Hình ảnh cả nhà Tràng ăn chè “Cám” thay cho cơm. 

CH2. Tâm trạng của Tràng và người "vợ nhặt" được bộc lộ qua những biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,...) nào? 

Trả lời:

Tràng

Người Vợ nhặt

Hãnh diện, vui vẻ và rất quan tâm đến tâm trạng của thị khi đi cùng Tràng về - “ Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp ...”; “Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với lũ trẻ con.”

Ngại ngùng, e thẹn và xấu hổ khi nhận ra rằng chỉ vì có “cái ăn” mà sẵn sàng theo một người đàn ông lạ về làm vợ -  “Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn”; “Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm.”

 

CH3. Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?

Trả lời:

Trước tiên là tò mò và bàn tán về việc Tràng dẫn một người phụ nữa xa lạ về xóm ngụ cư. Nhưng rồi họ cũng hiểu ra đôi phần. Việc Tràng lấy được vợ như một luồng gió mới khiến cho những khuôn mặt hốc hác u tối của họ rạng rỡ thêm đôi phần. Có cái gì đó tươi mát vừa đi qua thổi vào cuộc sống đói khát và tối tăm của người dân nơi đây. Nhưng đó cũng là những tia hy vọng quý giá đối với người dân, Nhưng đồng thời cùng có những lo lắng cho đôi vợ chồng trẻ liệu “ có nuôi nhau nổi qua được cái đói này hay không?”. 

CH4. Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người "vợ nhặt" khi về đến nhà?

Trả lời:

Tâm trạng của Tràng

Tâm trạng người vợ nhặt

- Đi trước vào nhà và xăm xăm dọn dẹp lại căn nhà bừa bộn của mình. Và còn biết nói đùa “Nhà không có phụ nữ bừa bộn thế đấy.”

- Thấy ngại rồi để thị trong nhà và tự mình đi ra ngoài chờ mẹ. Nhưng vẫn luôn nhìn vào nhà để xem thị thế nào “ Quái sao nó lại buồn thế nhỉ? Ồ sao nó lại buồn thế nhị”

- Thấy ngờ ngợ, khác lạ vì giờ đã có vợ rồi. 

- Nhìn căn nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh đất mọc cỏ lổn nhổm những búi cỏ dại nên đã thở dài có chút thất vọng. 

- Vào nhà bẽn lẽn ngồi xuống mép giường. 

- Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang.

- Sau một ngày làm vợ, thị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Chuẩn mực một người vợ hiền, dâu thảo. 

- Trong bữa cơm cưới giữa ngày đói, thị tỏ ra là một phụ nữ am hiểu về thời sự khi kể cho mẹ và chồng về câu chuyện ở Bắc Giang người ta đi phá kho thóc của Nhật. Chính thị đã làm cho niềm hy vọng của mẹ và chồng thêm niềm hy vọng vào sự đổi đời trong tương lai.

 

CH5. Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà.

Trả lời:

Ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà là một người phụ nữ ăn nói chỏng lỏn, táo bạo và liều lĩnh: 

  • Lần gặp đầu tiên, thị chủ động làm quen ra đẩy xe bò cho Tràng và “liếc mắt cười tít” với Tràng. 

  • Lần gặp thứ hai, thị “sầm sập chạy tới”, “sưng sỉa nói” và lại còn “đứng cong cớn” trước mặt Tràng. Đã vậy, thị còn chủ động đòi ăn. Khi được Tràng mời ăn bánh đúc, thị đã cúi gằm ăn một mạch bốn bát bánh đúc. Ăn xong còn lấy đũa quẹt ngang miệng và khen ngon…

 

CH6. Việc Tràng chấp nhận hành động "theo về" của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

Trả lời:

Nét tính cách của nhân vật:

  • Vô tư và thương người. Thể hiện qua việc không tiếc tiền của mình mà mời thị ăn “bốn bát bánh đúc” . Cưu mang thị khi thị cần cùng nhất, cứu vớt người khó khăn trong lúc gặp hoạn nạn

  • Lòng vị tha, luôn có lòng yêu thương và đùm bọc người khó khăn . Trao đi tình yêu thương của mình cho những người xa lạ 

 

CH7. Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này.

Trả lời:

Sự ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy người đàn bà lạ trong nhà. 

Ban đầu thì lo lắng, phấp phỏng: “Bà lão phấp phỏng bước theo con vào nhà” 

Tiếp theo thì “ngạc nhiên đứng đứng sững lại”;  “Bà lão hấp háy cặp mắt cho đỡ nhòe vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải”;

Cuối cùng đã hiểu ra được vấn đề,  tủi hờn vì số phận nghèo khó, trách móc bản thân vì xót thương cho số kiếp cho con mình “Người ra có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy con mình”; “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không”. Nhưng vẫn vui mừng vì con đã lấy được vợ. 

 

CH8. Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào? 

Trả lời:

- Giọng điệu nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”: “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”

- Ôn tồn dạy bảo các con của mình: “Nhà ta thì nghèo khó...ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”

- Chăm sóc, nâng niu và trân trọng : “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”

- Yêu thương và thương xót cho số phân của các con bà: “Kể ra có là dăm mân thì phải...Chúng mày lấy nhau, u thương quá.”

CH9. Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Trả lời:

Khung cảnh ngày mới được nhìn nhận từ nhân vật Tràng: 

- Tràng nhận thấy sự thay đổi kỳ lạ của ngôi nhà (sân vườn, ang nước, quần áo,...) đã được thị dậy sớm dọn dẹp sạch sẽ . Như có một làm gió mới đi qua và ở lại ngôi nhà của Tràng, đó là Thị.

- Tràng nhận ra vai trò và vị trí của người đàn bà trong gia đình. Nhận ra trách nhiệm của người đàn ông, thấy mình trưởng thành hơn, ý thức bảo vệ với gia đình, mẹ , với vợ và những đứa con sau này.

- Lúc ăn cơm hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới trong suy nghĩ. -> Hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi đúng đắn được Đảng dẫn dắt, tạo nên kết nở và tương lai tương sáng cho vợ chồng Tràng

CH10. Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật bà cụ Tứ và người "vợ nhặt" trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi Tràng nhặt được vợ.

Trả lời:

Nhân vật vợ nhặt 

Bà cụ Tứ

Thị đã thay đổi hoàn toàn, thị trở nên “hiền hậu đúng mực”, đảm đang, vun vén cho hạnh phúc gia đình.

Dậy sớm dọn dẹp nhà cửa cùng với bà cụ Tứ, dọn cơm cho chồng ăn và nghe lời mẹ

=> Điều này cho thấy rằng chính con người có thể thay đổi được hoàn cảnh, đem đến hơi ấm mới cho gia đình

Bà cụ Tứ cũng thức dậy sớm cùng “con dâu mới”; nhẹ nhõm và tươi tỉnh khác ngày thường, khuôn mặt đã rạng rỡ hẳn lên khác với mọi ngày. 

=> Chăm nom và săn sóc lại gia đình, vì giờ đây đã có con dâu mới. Dọn dẹp và xây dựng tổ ấm như đúng bổn phận người phụ nữ trong gia đình. 

 

CH11. Chú ý vai trò chi tiết nồi chè khoán. 

Trả lời:

Là một chi tiết đắt giá trong truyện, hình ảnh “nồi cháo khoán” còn có ý nghĩa rất cao về nghệ thuật. Là một trong những chi tiết có tính thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa rõ nét tính cách, và tâm lí hành động của người mẹ nghèo nhưng rất thương con. Và nhờ chi tiết độc đáo “nồi cháo khoán” được khen là “ngon đáo để”. Chứng tỏ bà cụ Tứ đã từng ăn rất nhiều lần và dành lại những phần thức ăn ngon cho con của mình. đã cho ta thấy một tầm vóc lớn của một nhà văn giàu lòng nhân đạo. Phản ánh tính hy sinh cao cả của người mẹ và đồng thời cũng là hình tượng để lên án chế độ xã hội tàn nhẫn đẩy người dân lương thiện vào tình cảnh khốn khó. 

CH12. Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh mặt vội ra ngoài, "không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc"?

Trả lời:

Là những giọt nước mắt giấu đi sự tủi hờn và tự trách móc bản thân đã không cho các con được ăn no. Không dám đối diện với con dâu vì cảm thấy có lỗi với cô vợ nhặt, ngày đầu về nhà bà là dâu đã phải ăn “cám” vì nghèo đói và không đủ thức ăn  trong thời kỳ loạn lạc này. 

CH13. Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người "vợ nhặt" kể?

Trả lời:

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi, cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chát xít và nghĩ tới những người phá kho thóc Nhật. Nghĩ tới sự sợ hãi của mình khi đi chở thuê kho thóc cho nhận, thay vì đem đi nộp cho Việt Mình, Tràng lại kéo xe thóc đi hướng khác. Điều đó làm Tràng thấy ân hận tiếc nuối vô cùng. Và lời thị kể  chính là khơi mào và mở đầu cho chuỗi tư tưởng đảng cộng sản sau này của vợ chồng Tràng. 

CH14. Hình ảnh ''lá cờ đỏ" hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên như một niềm hy vọng cuối câu truyện ngắn, nhưng lại mở ra một kết thúc có hậu và sáng bừng của vợ chồng Tràng. Hứa hẹn một tương lai sẽ tươi sáng, thoát khỏi cảnh nghèo đói như hiện tại khi đi theo đường lối của Đảng Cộng Sản. 

Là bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những Tràng hoàn cảnh lúc bấy giờ. Và Tràng cũng là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp nông dân giác ngộ thời bấy giờ. 

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 kết nối bài 1: Vợ nhặt, Soạn ngắn ngữ văn 11 Kết nối tri thức bài 1: Vợ nhặt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác