Soạn ngắn gọn văn 11 Kết nối tri thức bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên
Soạn siêu ngắn bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN: NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN
TRƯỚC KHI ĐỌC
CH1. Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Vai trò gia đình: Trong xã hội phong kiến, phụ nữ chịu sự chi phối của các quy tắc truyền thống và họ thường được coi là thành viên thứ hai trong gia đình. Vai trò chính của phụ nữ là quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và giữ gìn danh dự gia đình.
Hôn nhân và gia đình: Hôn nhân trong thời phong kiến thường được sắp đặt bởi gia đình. Phụ nữ thường không có quyền tự do lựa chọn về đối tác. Chồng và gia đình chồng có quyền kiểm soát cuộc sống của phụ nữ. Ngoài vai trò vợ, phụ nữ còn phải làm rể, phục vụ gia đình chồng.
Giáo dục: Ở thời đó, phụ nữ thường không được đào tạo hoặc tiếp cận với học vấn. Giáo dục chỉ dành cho nam giới trong xã hội phong kiến. Do đó, phụ nữ thường không có cơ hội tiến xa trong sự nghiệp và đóng góp xã hội.
Hạnh phúc cá nhân: Phụ nữ thường không được tự do lựa chọn đối tác, công việc hay định hướng cuộc sống. Họ phải tuân theo các quy tắc và truyền thống gia đình. Một số người phụ nữ có thể tìm được hạnh phúc cá nhân trong vai trò mẹ, vợ và con dâu tốt. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ gặp khó khăn và bị lệ thuộc vào gia đình chồng.
ĐỌC VĂN BẢN
CH1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.
Trả lời:
Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.
CH2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.
Trả lời:
Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 - 2005), con tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công. Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.
Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền.
Bà Khiêm lúc này bà mới 17 tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết.
CH3. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?
Trả lời:
Hình ảnh đó thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú.
CH4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
Trả lời:
Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng.
CH5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mot chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.
CH6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?
Trả lời:
Những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên.
SAU KHI ĐỌC
CH1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.
Trả lời:
Theo trình tự từ thời niên thiếu của cho đến khi cuối đời của nhân vật. Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới.
CH2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?
Trả lời:
Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật. Việc trích dẫn trực tiếp làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
CH3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?
Trả lời:
Cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.
→ Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ. Bởi qua đó, ta nhận thấy đó là một người phụ nữ không xinh đẹp, dáng dấp cũng không tính là cao ráo mà như nhà báo Ngọa Long nhận xét bà là “phụ nữ trời bắt xấu”. Vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có.
CH4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?
Trả lời:
Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ.
CH5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?
Trả lời:
Những tiền đề của thơ mới trong lịch sử văn học dân tộc
Về nội dung, trong suốt hành trình thơ ca Trung đại, ở những nhà thơ xuất sắc hay những hiện tượng thơ ca khác thường bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng đi ra ngoài văn chương đạo lý và duy lý của Nho giáo : biểu đạt những tình cảm, tâm sự chân thật (một thứ “khát vọng được thành thật”), những nỗi đau và những khát vọng chân chính của con người
Những dấu hiệu báo trước Thơ mới trong ba mươi năm đầu thế kỷ XX
- Những đại diện xuất sắc của Thơ cũ (Tản Đà) khi sáng tác thơ ca đã bắt đầu có những đổi mới cả về thể loại, ngôn ngữ lẫn về nội dung cảm xúc.
- Một số dịch giả bắt đầu dùng thơ tự do để dịch thơ phương Tây (Nguyễn Văn Vĩnh dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine)
- Một số trí thức (Phạm Quỳnh, Phan Khôi) lên án thơ ca truyền thống vì quá nghiêm ngặt về niêm luật mà giết chết sự tự nhiên của cảm xúc.
3, Cuộc tranh luận Thơ mới – Thơ cũ :
- Năm 1932, ngày 10/3/1932, Phan Khôi đăng bài thơ Tình già trên Phụ nữ tân văn, bài thơ mới đầu tiên, tiên phong cho một cuộc cách mạng. Bài thơ đã gây nên một cơn bão trong dư luận . Tiếng nói kêu gọi đổi mới của Phan Khôi được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ của thanh niên trí thức đương thời.
- Đối lập với những người ủng hộ Thơ mới, cũng có những tiếng nói ủng hộ Thơ cũ (Nguyễn Văn Hanh, Thái PHỉ, Huỳnh Thúc Kháng và đặc biệt là Tản Đà) tuy nhiên, điều quan trọng là chỉ trong vài năm, trong khi thơ mới kịp xuất hiện một thế hệ tác giả tài năng (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp) thì ngay cả những đại diện xuất sắc nhất của thơ cũ (Tản Đà) cũng bị rơi vào khủng hoảng sáng tạo.
4.Đôi nét lịch sử và một số khuynh hướng sáng tạo thơ mới
- Có thể tạm chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả tiền phong của thơ mới : Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn 1930 – 1935 và 1936 – 1939. Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới đi vào những tìm tòi hình thức hoặc đi sâu vào khuynh hướng triết luận, bắt đầu biểu hiện những bế tắc, thậm chí một số tác giả, tác phẩm bộc lộ khuynh hướng sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương (Thơ say, Mây), Hàn Mặc Tử (Thượng thanh khí), Chế Lan Viên (Vàng sao), Huy Cận (Kinh cầu tự, Vũ trụ ca), nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ đài.
CH6. Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?
Trả lời:
Trong gia đình - tế bào của xã hội, người phụ nữ giữ vai trò làm vợ, người nội trợ vĩ đại, người tạo nên tổ ấm tình yêu như ngạn ngữ có câu: Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Ngoài xã hội, họ là nguồn động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Trong các loại hình nghệ thuật, nếu không có phụ nữ sẽ không thể có nguồn cảm hứng cho thi ca, nhạc họa, vũ đạo, sân khấu, nhiếp ảnh, điện ảnh thăng hoa. Và có thể nói: không có phụ nữ sẽ không có nền văn hóa nhân loại. Bởi lẽ họ vừa là chủ thể, vừa là khách thể trong sáng tạo nghệ thuật. Lịch sử đã chứng minh, từ xưa đến nay, tất cả những thiên tài thành công trong các lĩnh vực sáng tác nghệ thuật đều lấy cảm hứng và đề tài chủ đạo từ người phụ nữ.
.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.
Tham khảo:
*Gợi ý: học sinh tự phát triển các luận điểm dưới đây theo văn phong của mình
=> Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện thiên chức, vai trò, trách nhiệm của mình ở gia đình còn phải không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hóa, có tri thức.
=> Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới. Thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn.
=> Bên cạnh đó, nguy cơ bạo lực gia đình đang là mối đe dọa cho một số không nhỏ phụ nữ. Trong khi đó, ở đâu bạo lực gia đình xuất hiện, ở đó đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ bị tổn thương. Để phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội, bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, chị em phụ nữ rất cầc nâng cao vị thế của bản thân cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều
Bình luận