Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 8: Nữ phóng viên đầu tiên (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Nữ phóng viên đầu tiên (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhân vật trong tác phẩm làm công việc gì?

  • A.Họa sĩ
  • B. Phóng viên
  • C. Nhà chính trị
  • D. Danh ca

Câu 2: Cách mở đầu văn bản có điểm gì đặc biệt?

  • A. Sử dụng biện pháp nói quá
  • B. Sử dụng điển tích, điển cố
  • C. Sử dụng câu hỏi tu từ
  • D. Trích dẫn 1 đoạn thơ

Câu 3: Ý nào sau đây đúng khi nói về hoạt động chính của nhân vật trong văn bản?

  • A. Bà học Trường Trung học nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo.
  • B. Bà làm phóng viên thường với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM
  • C. Bài thơ Tình già của bà được đăng báo và bà trở lên nổi tiếng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì?

  • A. Thể hiện tư tưởng phong kiến
  • B. Thể hiện tư tưởng Tây hóa
  • C. Thể hiện tư tưởng dân chủ
  • D. Đáp án khác

Câu 5: Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào?

  • A. Người thấp lùn, dáng vẻ núc ních
  • B. Môi nhọn như mỏ chim
  • C. Đôi mắt sáng ngời
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Việc khắc họa ngoại hình nhân vật như vậy nhằm mục đích gì?

  • A. Nhằm khẳng định, phụ nữ cũng có thể có tướng lãnh đạo, tài giỏi
  • B. Không thể đánh giá tài năng 1 người phụ nữ dựa vào vẻ bề ngoài
  • C. Giúp nhân vật hiện lên rõ nét hơn
  • D. A và B đúng

Câu 7: Văn bản được triển khai theo trình tự nào?

  • A. Thời gian
  • B. Không gian
  • C. Thời gian và không gian
  • D. Không theo một trình tự nào cụ thể

Câu 8: Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản?

  • A. Phong trào tình nguyện
  • B. Phong trào đòi quyền lợi cho người lao động
  • C. Phong trào bình đẳng giới
  • D. Phong trào đấu tranh cho quyền trẻ em

Câu 9: Đoạn kết văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

  • A. Những công lao đóng góp của bà được ghi nhận
  • B. Những công lao đóng góp của bà bị lãng quên
  • C. Những công lao đóng góp của bà được Nhà nước công nhận
  • D. Những công lao đóng góp của bà được thế giới công nhận

Câu 10: Việc triển khai văn bản theo trình tự thời gian có hiệu quả như thế nào?

  • A. Giúp văn bản trở nên hay hơn, hấp dẫn hơn
  • B. Giúp người đọc nắm bắt được các mốc thời gian cụ thể
  • C. Giúp văn bản có sức thuyết phục hơn
  • D. Giúp bao quát được cuộc đời nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất

Câu 11: Cách tác giả viết về phong trào xã hội trong văn bản có điểm gì đặc biệt?

  • A. Đậm chất trữ tình
  • B. Đậm chất hiện thực
  • C. Rất tôn trọng
  • D. Coi thường, mỉa mai

Câu 12: Nhân vật được giới thiệu trên những bình diện nào?

  • A. Tiểu sử
  • B. Dung mạo
  • C. Các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân
  • D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 13: Nhân Vật được giới thiệu với các tư cách nào?

  • A. Người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội
  • B. Người phụ nữ, một nhà văn, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội
  • C. Người phụ nữ, một họa sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động chính trị
  • D. Người phụ nữ, một danh ca, một nhà chính trị, một nhà hoạt động xã hội

Câu 14: Nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật của tác giả trong văn bản?

  • A. Chỉ đưa ra cái nhìn phiến diện về nhân vật, không khách quan, cụ thể
  • B. Đưa ra nhận xét về ngoại hình, tính cách của bản thân tác giả, không trích dẫn lời đánh giá của người đương thời về nhân vật
  • C. Không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật
  • D. Quá nhiều khía cạnh, không đi cụ thể vào một phương diện cụ thể, làm lu mờ đi tài năng của nhân vật

Câu 15: Việc trích dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật có tác dụng gì?

  • A. Giúp văn bản trở nên hay hơn, xúc động hơn
  • B. Giúp làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
  • C. Giúp tác giả dễ dàng hơn trong việc triển khai ý tiếp theo
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 16: Không khí thời đại trong văn bản được tác hiện như thế nào?

  • A. Qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho phụ nữ
  • B. Qua các cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc
  • C. Qua các cuộc đấu tranh giữa các chế độ chính trị
  • D. Qua các cuộc đấu tranh chống nạn phân biệt chủng tộc

Câu 17: Thời đại trong văn bản có đặc điểm gì?

  • A. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời
  • B. Trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ.
  • C. Cục diện trăm hoa đua nở của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi trong lĩnh vực báo chí, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Văn bản có đề cập đến phong trào gì nổi bật của nền Thơ ca Việt Nam?

  • A. Phong trào cải cách
  • B. Phong trào Thơ mới
  • C. Phong trào Thơ cũ
  • D. Phong trào đấu tranh

Câu 19: Các tác giả trong phong trào Thơ mới có đặc điểm gì mới so với thời kì trước?

  • A. Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
  • B. Mỗi tác giả Thơ mới bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
  • C. Mỗi tác giả Thơ mới phụ thuộc vào tư tưởng của thời kỳ trước, không dám bứt phá cái tôi bản thân.
  • D. Mỗi tác giả Thơ mới có những tư tưởng lố bịch, không phù hợp với giá trị nhân văn của Thơ ca.

Câu 20: Qua tác phẩm, em có suy nghĩ gì về vị thế của người phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

  • A. Vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt
  • B. Phụ nữ không có vị thế gì trong xã hội
  • C. Vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội rất nhỏ
  • D. Phụ nữ là nhân tố quyết định thành công của các cuộc vận động xã hội

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác