Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối bài 4 Thực hành tiếng Việt

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 4 Thực hành tiếng Việt - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có mấy lỗi về thành phần câu?

  • A. Câu thiếu thành phần nòng cốt
  • B. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  • C. Thiếu vế câu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “Bằng những khảo sát đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, các con sông lớn đang dần dần khô cạn”.

  • A. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • B. Lỗi thiếu vị ngữ
  • C. Lỗi thiếu cả chủ cả vị ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Chỉ ra lỗi sai thành phần câu của câu “ Chữ người tử tù, một tác phẩm được sáng tác bằng bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân”

  • A. Lỗi thiếu vế câu
  • B. Câu thiếu thành phần vị ngữ
  • C. Sắp xếp sai vị trí thành phần câu
  • D. Câu thiếu thành phần chủ ngữ

Câu 4: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở Châu Úc, diện tích ngô giảm một nửa nhưng năng suất lại tăng gấp đôi. Tổng sản lượng nhờ thế tăng gần gấp đôi”.

  • A. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu vế câu

Câu 5: Chỉ ra lỗi sai của câu “Ở trong toàn bộ truyện Kiều của Nguyễn Du đã miêu tả một cách sâu sắc xã hội phong kiến”.

  • A. Lỗi thiếu thành phần vị ngữ
  • B. Lỗi sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Câu “Chúng ta, những học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” sai ở đâu?

  • A. Thiếu thành phần vị ngữ
  • B. Thiếu thành phần chủ ngữ
  • C. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • D. Tất cả đáp án trên đều không đúng

Câu 7: Chỉ ra lỗi sai của câu “Với những tin tức lan truyền trên mạng xã hội không phải bao giờ cũng chính xác”

  • A. Thiếu thành phần vị ngữ
  • B. Thiếu thành phần chủ ngữ
  • C. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • D. Thiếu vế câu

Câu 8: Chỉ ra lỗi sai trong câu “Mưa lớn chẳng những khiến bà con không thể đi làm được, nhấn chìm nhiều hoa màu”.

  • A. Câu thiếu vế câu
  • B. Câu thiếu vị ngữ
  • C. Câu thiếu chủ ngữ
  • D. Câu sai trật tự sắp xếp các thành phần

Câu 9: Câu sau sai ở đâu “Tuy cái Lan còn bé, nó đã biết giúp ba mẹ rất nhiều việc nhà”

  • A. Thiếu vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Sai trật tự sắp xếp các thành phần
  • D. Thiếu vế câu

Câu 10: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Đang bơi dưới ao, một đàn vịt”.

  • A. Sai vị trí thành phần câu
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ

Câu 11: Câu văn dưới đây có sai lỗi về thành phần câu không? “Đó là người câm của quán rượu. Anh Ba Hoành”.

  • A. Có. Nhưng đặt trong ngữ cảnh đó không phải là câu sai.
  • B. Không

Câu 12: Việc sai lỗi về thành phần câu sẽ khiến:

  • A. Câu trở nên vô nghĩa
  • B. Câu bị hiểu sai nghĩa
  • C. Câu không đầy đủ ý nghĩa
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng như thế”

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ và vị ngữ
  • D. Thiếu vế câu

Câu 14: Câu sau sai ở đâu: “Phở, một món nổi tiếng của người Việt”

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu vế câu
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 15: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: “Rất thú vị truyện ngắn sử dụng các yếu tố kì ảo, lạ lùng”

  • A. Lỗi sai trật tự sắp xếp thành phần trong câu
  • B. Lỗi thiếu vị ngữ
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ
  • D. Lỗi thiếu vế câu

Câu 16: Cho câu: “Năm 1945, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám đã được đổi thành tên cầu Long Biên”, câu này mắc lỗi gì?

  • A. Sai về nghĩa
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu cả chủ và vị

Câu 17: Câu “Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy khả năng sáng tạo tài tình của tác giả” mắc lỗi gì?

  • A. Thiếu chủ ngữ
  • B. Thiếu vị ngữ
  • C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
  • D. Thiếu trạng ngữ

Câu 18: Câu nào trong các câu dưới đây thiếu vị ngữ?

  • A. Những cánh hoa mai trên đồi.
  • B. Nắng chiếu làm bó hoa thêm rực rỡ
  • C. Mặt trời chẳng của riêng ai.
  • D. Mùa xuân, các loài hoa thi nhau đua nở.

Câu 19: Sửa câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay” thành câu đúng?

  • A. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em, tôi cất cặp và đi ngay.
  • B. Vừa đi học về, mẹ bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • C. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.
  • D. Tôi vừa đi học về, mẹ đã bảo tôi sang đón em. Tôi cất vội cặp sách rồi đi ngay.

Câu 20: Câu “Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng” sai ở đâu?

  • A. Thiếu chủ ngữ và vị ngữ
  • B. Thiếu chủ ngữ
  • C. Thiếu vị ngữ
  • D. Thiếu thành phần phụ của câu

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác