Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối bài 1 Chí Phèo

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 1 Chí Phèo - sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?

  • A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.
  • B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.
  • C. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
  • D. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.

Câu 2: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là

  • A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.
  • B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.
  • C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?

  • A. Vì đánh bạc.
  • B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
  • C. Vì giết người trong làng.
  • D. Vì bị Bá Kiến ghen tuông

Câu 4: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?

  • A. Chán đời, không muốn sống.
  • B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
  • C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
  • D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.

Câu 5: Mở đầu cho truyện ngắn với hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” thật hài hước và lôi cuốn độc giả đã thể hiện điều gì trong ngòi bút Nam Cao ?

  • A. Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những gã say rượu thường không tự chủ được bản thân.
  • B. Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo đă chửi tất tần tật, là một dự báo trừng phạt bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại.
  • C. Hấp dẫn người đọc vì Chí Phèo đã nhận thức được nguyên nhân cuộc đời mình tha hoá là do bọn cường hào ác bá làng xã.
  • D. Tạo cái bề ngoài hài hước của Chí Phèo lại là biểu hiện của một tấn bi kịch bên trong. Nụ cười bất giác ban đầu lại lắng đọng một dự vị buồn đau, chua chát trong lòng độc giả.

Câu 6: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  • A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
  • B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu
  • C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
  • D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo

Câu 7: Tính cách của nhân vật bá Kiến nói một cách khái quát nhất là:

  • A. Con người xảo quyệt, độc ác, háo sắc.
  • B. Lọc lõi, háo lợi, háo danh.
  • C. Thâm độc, tham tàn, gian xảo.
  • D. Con người lọc lõi, hiểm ác, gian hùng

Câu 8: Khi bưng bát cháo của Thị Nở, tại sao Chí Phèo lại cảm thấy "mắt hình như ươn ướt"?

  • A. Vì Chí Phèo đang bị ốm.
  • B. Vì lần đầu tiên Chí được người đàn bà nấu cho bát cháo.
  • C. Vì lần đầu tiên Chí được ăn bát cháo ngon.
  • D. Vì lần đầu tiên Chí được ăn cháo hành.

Câu 9: Tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu tác phẩm có ý nghĩa gì?

  • A. Đó là tiếng chửi trong vô thức của người say rượu
  • B. Chí muốn thỏa cơn bực tức của mình
  • C. Tác giả muốn tạo ra tiếng cười cho người đọc
  • D. Tiếng lòng của một con người đang đau đớn, bất mãn

Câu 10: Ba lần chính Nam Cao kể việc Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống nhau trong việc thể hiện tính cách số phận bi kịch của Chí Phèo?

  • A. Cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ.
  • B. Cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo.
  • C. Đều căng thẳng, có kịch tính.
  • D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến.

Câu 11: Trong truyện, Chí Phèo ít ỏi bắt Bá Kiến trả lại cho mình thứ gì?

  • A. Tuổi thanh xuân đã mất vì những năm ở tù.
  • B. Đất mà Bá Kiến đã cướp.
  • C. Tiền làm công khi Chí Phèo ở nhà Bá Kiến.
  • D. Cuộc đời lương thiện xưa kia.

Câu 12: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?

  • A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.
  • B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.
  • C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".
  • D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.

Câu 13: "Hắn rút dao ra, xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đã đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói, nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra". (Chí Phèo, Nam Cao)

"Độ căng" trong đoạn văn trên của Nam Cao được tạo bằng nhiều biện pháp trần thuật. Dòng nào dưới đây bao quát được các biện pháp ấy?

  • A. Dùng nhiều câu văn ngắn, ngắt câu liên tiếp.
  • B. Dùng nhiều động từ chỉ hành động.
  • C. Tập trung thuật lại diễn biến sự việc, hành động chính.
  • D. Tạo nhịp kể nhanh, gấp, sự kiện dồn dập.

Câu 14: Bá Kiến không dùng cách nào để biến Chí Phèo (Chí Phèo, Nam Cao) thành "chỗ đầy tớ tay chân" trung thành của hắn?

  • A. Xử nhũn với Chí Phèo.
  • B. Biến Chí Phèo thành con nghiện.
  • C. Khiêu khích và vuốt ve lòng tự ái của Chí Phèo.
  • D. Cho Chí Phèo nhà ở và tiền để sinh sống.

Câu 15: Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì?

  • A. Đói rét
  • B. Bệnh tật
  • C. Cô độc
  • D. Tuổi già.

Câu 16: Trong các mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?

  • A. Chí Phèo – Bá Kiến
  • B. Chí Phèo – Thị Nở
  • C. Chí Phèo – Năm Thọ
  • D. Chí Phèo – Tự Lăng

Câu 17: Cách giải thích nào chỉ ra được nguyên nhân sâu xa cái chết bi thảm của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao?

  • A. Vì hiểu rõ tình trạng, bế tắc, tuyệt vọng của mình.
  • B. Vì hận đời, hận mình.
  • C. Vì hận cô cháu thị Nở từ chối mình.
  • D. Vì hận Bá Kiến, liều mạng trả thù.

Câu 18: Cách xưng hô của Bá Kiến và Chí Phèo rất khác nhau (Bá Kiến: "Chí Phèo / "anh" - "tôi" / "người ta" / "tôi"; Chí Phèo: "tao"). Sự khác biệt ấy cho thấy điều gì trong quan hệ Chí Phèo - Bá Kiến?

  • A. Một quan hệ đối nghịch gay gắt, căng thẳng, quyết liệt.
  • B. Quan hệ giả bị lật tẩy, xổ toẹt; quan hệ thật được xác lập trở lại.
  • C. Một sự đổ vỡ không ai và không gì cứu vãn nổi.
  • D. Quan hệ cũ đã và đang đổ vỡ, quan hệ mới được thiết lập.

Câu 19: Bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo trong tác phẩm  bắt đầu từ khi nào?

  • A. Từ lúc đánh nhau với Lí Cường.
  • B. Từ lúc tỉnh rượu.
  • C. Từ lúc lọt lòng.
  • D. Từ lúc mới ra tù.

Câu 20: Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thể tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?

  • A. Quyết định yêu thị Nở.
  • B. Quyết định tự kết liễu đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con người thực sự, còn hơn sống vật vờ như một con quỷ dữ.
  • C. Quyết định đi đòi lương thiện.
  • D. Quyết định xin đi ở tù: “Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác