Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 giữa học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:  Đoạn trích ‘Vợ nhặt’ là của tác giả nào?

  • A. Nam Cao
  • B. Ngô Tất Tố
  • C. Kim Lân
  • D. Chế Lan Viên

Câu 2:  Giá trị hiện thực của truyện ngắn “Vợ nhặt” là:

  • A. Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.
  • B. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
  • C. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
  • D. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng

Câu 3:  Mở đầu cho truyện ngắn với hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” thật hài hước và lôi cuốn độc giả đã thể hiện điều gì trong ngòi bút Nam Cao ?

  • A. Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những gã say rượu thường không tự chủ được bản thân.
  • B. Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo đă chửi tất tần tật, là một dự báo trừng phạt bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại.
  • C. Hấp dẫn người đọc vì Chí Phèo đã nhận thức được nguyên nhân cuộc đời mình tha hoá là do bọn cường hào ác bá làng xã.
  • D. Tạo cái bề ngoài hài hước của Chí Phèo lại là biểu hiện của một tấn bi kịch bên trong. Nụ cười bất giác ban đầu lại lắng đọng một dự vị buồn đau, chua chát trong lòng độc giả.

Câu 4: Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?

  • A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.
  • B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vũ Đại đã mai một.
  • C. Nó gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
  • D. Đời sống nông dân làng Vũ Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.

Câu 5: Câu nào sau đây là nhận định đúng về bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu?

  • A. Là những dòng tâm tư nồng nhiệt, tha thiết, trong trẻo của nhà thơ trẻ hướng về ruộng đồng, quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi.
  • B. Nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng
  • C. Là nỗi hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm.
  • D. Là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - là một cô thôn nữ.

Câu 6: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Nhớ đồng” là gì?

  • A. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh lao tù.
  • B. Buồn và nhớ quê hương, đồng bào da diết.
  • C. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa.
  • D. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do.

Câu 7: Nhân vật Tràng được miêu tả với tính cách như thế nào?

  • A. Hiền lành, vui tính, hay vui đùa với mấy đứa trẻ trong xóm
  • B. Lầm lì ít nói
  • C. Khuôn mặt dữ dằn, bặm trợn, hay cáu kỉnh
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 8: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cảnh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì?

  • A. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả.
  • B. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả.
  • C. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.
  • D. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ.

Câu 9: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của “bát cháo hành” mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

  • A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
  • B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu
  • C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
  • D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo

Câu 10: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?

  • A. Vì đánh bạc.
  • B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
  • C. Vì giết người trong làng.
  • D. Vì bị Bá Kiến ghen tuông

Câu 11: Đâu không là sáng tác tiêu biểu của Tố Hữu

  • A. Từ ấy
  • B. Ra trận
  • C. Việt Bắc
  • D. Chiều tối

Câu 12: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:

  • A. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống.
  • B. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng.
  • C. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm.
  • D. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm.

Câu 13: Sau khi đi ở tù về, Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trở thành con người như thế nào?

  • A. Chán đời, không muốn sống.
  • B. Làm ăn lương thiện để kiếm sống.
  • C. Trở thành kẻ lưu manh, côn đồ.
  • D. Hiền lành, nhẫn nhục và nhút nhát.

Câu 14: Tính cách của nhân vật bá Kiến nói một cách khái quát nhất là:

  • A. Con người xảo quyệt, độc ác, háo sắc.
  • B. Con người lọc lõi, hiểm ác, gian hùng
  • C. Thâm độc, tham tàn, gian xảo.
  • D. Lọc lõi, háo lợi, háo danh.

Câu 15: Công việc của Tràng là gì?

  • A. Nông dân
  • B. Kéo xe bò thuê
  • C. Cày thuê
  • D. Xay lúa thuê

Câu 16: Câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” của bài Tràng giang có ý nghĩa:

  • A. Thể hiện nỗi buồn và sự nhớ thương trước vũ trụ bao la, bát ngát.
  • B. Thể hiện tâm trạng cô đơn của thi sĩ
  • C. Thể hiện tâm trạng bâng khuâng của con người khi đối diện với thiên nhiên.
  • D. Thể hiện sự nhỏ bé của con người trước vũ trụ bao la đến rợn ngợp

Câu 17: Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian "tràng giang" trong khổ thơ thứ ba bài “Tràng giang” của Huy Cận, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?

  • A. Điệp cú pháp và từ phủ định.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. Âm hưởng, nhạc điệu.
  • D. Cảnh ngụ tình.

Câu 18: Kết thúc truyện ngắn "Vợ nhặt" là hình ảnh nào?

  • A. Đàn quạ lượn thành từng đàn như những đám mây đen trên bầu trời
  • B. Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới
  • C. Tiếng trống thuế dồn dập
  • D. Tiếng hờ khóc của những gia đình có người chết đói

Câu 19: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:

  • A. nỗi hoài nghi.
  • B. nỗi băn khoăn.
  • C. nỗi buồn.
  • D. nỗi tuyệt vọng.

Câu 20: Đáp án nào không đúng khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Tràng?

  • A. Thuần hậu, hiền lành, chất phác
  • B. Tâm hồn lạc quan, yêu đời
  • C. Sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mãnh liệt
  • D. Tấm lòng nhân hậu

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác