Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức bài 9 Bài ca ngất ngưởng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 Bài 9 Bài ca ngất ngưởng- sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác giả của “Bài ca ngất ngưởng” ai?

  • A. Cao Bá Quát                               
  • B. Nguyễn Công Trứ
  • C. Phan Bá Vành                              
  • D. Phan Bội Châu

Câu 2: Quê hương của tác giả là?

  • A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
  • B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
  • C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
  • D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 3: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả?

  • A. Năm sinh 1778, năm mất 1858, biệt hiệu là Hi Văn.
  • B. là một nhà quân sự tài ba, vừa là một nhà kinh tế thông minh lại vừa là một nhà thơ lỗi lạc.
  • C. học rộng tài cao nên sớm đã thi đỗ và ra làm quan.
  • D. Cuộc đời làm quan đạt được nhiều thành tựu và giữ chức vị cao trong triều đình.

Câu 4: Nguyễn Công Trứ viết “Bài ca ngất ngưởng” vào năm 1848, đó là lúc, ông:

  • A Thi đậu giải nguyên
  • B. Đang làm Phủ doãn Thừa Thiên
  • C. Cáo quan về hưu
  • D. Bị giáng làm lính thú ở biên thuỳ

Câu 5: “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại văn học nào?

  • A. Ca trù                                          
  • B. Ca dao
  • C. Truyện thơ                                         
  • D. Hát xoan

Câu 6:  Kể cả tựa đề, ở bài hát nói “Bài ca ngất ngưởng”, tác gả đã dùng từ “ngất ngưởng” mấy lần?

  • A. 2 lần               
  • B. 3 lần               
  •  C. 4 lần               
  • D. 5 lần

Câu 7: Từ “ngất ngưởng” trong câu “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” thể hiện phẩm chất gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc đang ở triều?

  • A. Tự ti               
  • B. Tự kiêu           
  • C. Tự hào            
  • D. Tự tin 

Câu 8: Từ “ngất ngưởng” trong câu “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” thế hiện điều gì của Nguyễn Công Trứ lúc “đô môn giải tổ”?

  • A. Sự hợm hĩnh
  • B. Sự khẳng định cá tính mãnh liệt
  • C. Sự chán nản, bất cần.
  • D. Sự trêu ghẹo thế thái nhân tình.

Câu 9: Câu nào thể hiện hàm ý “làm quan là một sự mất tự do và gò bó” của Nguyễn Công Trứ?

  • A. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
  • B. Đô môn giải tổ chi niên
  • C. Khen chê phơi phới ngọn đông phong
  • D. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Câu 10: Ông Hi Văn ở câu “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” trong “Bài ca ngất ngưởng” là biệt hiệu của ai?

  • A. Nguyễn Công Trứ                       
  • B. Nguyễn Khuyến
  • C. Cao Bá Quát                               
  • D. Nguyễn Đình Chiếu

Câu 11:  Ý nghĩa của câu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” trong “Bài ca ngất ngưởng”?

  • A. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất.
  • B. Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với đất nước.
  • C. Tuyên ngôn trách nhiệm cao đẹp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước.
  • D. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi. 

Câu 12: Câu nào sau đây bộc lộ tài năng quân sự của nguyễn Công Trứ?

  • A. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
  • B. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
  • C. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
  • D. Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên 

Câu 13: Mặc dù làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là ràng buộc, gò bó, mất tự do, nhưng tại sao ông vẫn hết lòng vì quốc gia đại sự, đến mức khi 80 tuổi, cũng là lúc Pháp nổ súng xâm lược (1858), ông vẫn đăng sớ xin ra trận (mặc dù bị triều đình từ chối vì tuổi già sức yếu)?

  • A. Làm quan là yêu cầu bắt buộc trong quan niệm của kẻ sĩ phong kiến.
  • B. Làm quan để mang lại danh lợi cho bản thân và gia đình.
  • C. Vì muốn khẳng định cái tôi cá nhân mãnh liệt của mình.
  • D. Vì nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ: mọi việc trong trời đất, đều là phận sự của kẻ làm trai.
Câu 14: Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?
  • A. Xem trọng "đức" hơn "tài".
  • B. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".
  • C. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".
  • D. Xem "tài"  "đức" như nhau.

Câu 15: Nghĩa gốc của từ "ngất ngưởng" trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là:

  • A. Dùng để chỉ một tư thế nghiêng ngả, không vững đến mức chực ngã.
  • B. Dùng để chỉ tư thế nằm không ngay ngắn, không nghiêm chỉnh, lộn xộn.
  • C. Dùng để chỉ một dáng điệu, cử chỉ không nghiêm chỉnh, không đứng đắn.
  • D. Dùng cho một ai đó tự nghĩ mình hơn người, luôn coi thường người khác.

Câu 16: Khái niệm : “Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân”. Khái niệm trên đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 17: Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  • A. Ca trù
  • B. Hát nói
  • C. Hát xoan (hát xuân)
  • D. Hát ả đào

Câu 18: Câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:

  • A. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi
  • B. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất
  • C. Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với cuộc đời, với dân, với nước.
  • D. Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước

Câu 19: Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Nói tránh
  • D. Ẩn dụ

Câu 20: Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

  • A. Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu
  • B. Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường.
  • C. Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà
  • D. Đáp án A và B

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác