Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 9: Bài ca ngất ngưởng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 9 Bài ca ngất ngưởng (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tên hiệu của Nguyễn Công Trứ là:

  • A. Ức Trai
  • B. Ngộ Trai
  • C. Ngọc Trai
  • D. Thanh Hiên

Câu 2: Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
  • B. Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
  • C. Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.
  • D. Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Câu 3: Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

  • A. Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.
  • B. Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.
  • C. Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.
  • D. Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.

Câu 4: 

"Được mất dương dương người thái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục"

Bốn câu thơ trên bộc lộ quan niệm sống của Nguyễn Công Trứ như thế nào?

  • A. Con người hoàn toàn có thể ngất ngưởng khi tự giải phóng mình khỏi mọi ràng buộc cả tinh thần và vật chất, đứng trên mọi sự được - mất - khen chê
  • B. Nguyễn Công Trứ tự tin đặt mình sang với “Thái thượng” sống ung dung tự tại không quan tâm đến chuyện khen chê được mất của thế gian
  • C. Không chịu những ràng buộc khổ hạnh chốn Phật Tiên, cũng không vướng tục cõi phàm trần, sống ngất ngưởng giữa cuộc đời
  • D. Sống là trung thần, làm tròn đạo nghĩa vua tôi

Câu 5: "Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, / Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung"

Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?

  • A. Trái Tuân, Nhạc Phi
  • B. Trái Tuân, Hàn Kì
  • C. Phú Bật, Hàn kì
  • D. Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật

Câu 6: Câu thơ nào sau đây thể hiện được ước vọng làm nên công trạng hiển hách, lưu danh muôn thuở và tấm lòng vì nước của Nguyễn Công Trứ?

  • A. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông.
  • Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
  • B. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
  • Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
  • C. Đô môn giải tổ chi niên
  • Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngưởng
  • D.Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Câu 7: Câu thơ nào sau đây cho thấy quan niệm sống của tác giả: ung dung tự tại, tâm hồn bình thản, nhẹ nhàng, không bị ràng buộc bởi những cái tầm thường, thị phi cuộc đời?

  • A. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
  • Không Phật, không Tiên, không vướng tục
  • B. Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
  • Kìa núi nọ phau phau mây trắng
  • C. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
  • Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
  • D. Được mất dương dương người thái thượng
  • Khen chẽ phơi phới ngọn đông phong.

Câu 8: Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?

  • A. Xem trọng "đức" hơn "tài".
  • B. Xem trọng "tài" hơn "đức".
  • C. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".
  • D. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".

Câu 9: Nội dung ba câu kết Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là

  • A. Nguyễn Công Trứ nêu ra những việc lớn mà mình đã làm được trong đời.
  • B. Nguyễn Công Trứ tổng kết về cuộc đời và con người mình.
  • C. Sự đánh giá của người đời về cuộc đời và con người của nhà thơ.
  • D. Sự ghi nhận của triều đình đối với công lao của Nguyễn Công Trứ.

Câu 10: Theo anh (chị), Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” là muốn biểu hiện điều gì?

  • A. Là một con người sống bất cần đời, xem nhẹ bản thân.
  • B. Muốn bộc lộ sự chán ghét với chế độ phong kiến đương thời.
  • C. Chính là sự ngang tàng, thực chất là một phong cách sống trung thực, tôn trọng cá tính, dám khẳng định chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân. Không chấp nhận sự “khắc kĩ phục lễ”, không muốn uốn mình theo khuôn mẫu phong kiến.
  • D. Là một con người quá đỗi tài năng nên muốn chứng tỏ mình hơn người, hơn đời.

Câu 11: Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã khoe những danh vị gì mà ông đạt được?

  • A. Thủ khoa 
  • B. Tham tán 
  • C. Tổng đốc Dương 
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. Nhân hóa 
  • B. Hoán dụ 
  • C. Nói tránh 
  • D. Ẩn dụ

Câu 13: Bốn câu thơ sau trích từ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ, câu nào không thay đổi trật tự thành phần?

  • A. Kìa núi nọ phau phau mây trắng.
  • B. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
  • C. Được mất dương dương người thái thượng.
  •   D. Khen chê khơi phới ngọn đông phong.

Câu 14: Việc đảo trật tự thành phần của một số câu trong “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ mang lại hiệu quả diễn đạt gì?

  • A. Nhấn mạnh vào thái độ sống ngất ngưởng, yêu đời của tác giả, bất chấp thế sự ra sao.
  • B. Nhấn mạnh khả năng thay đổi thứ tự các từ phau phau, dương dương, phới phới trong câu.
  • C. Cho thấy khả năng dùng từ láy rất biến hóa của tác giả trong thể hát nói.
  • D. Tăng cường hiệu quả liên kết và tính mạch lạc của bài thơ.

Câu 15: Hình ảnh “mây trắng” trong câu: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng” là biểu tượng cho điều gì?

  • A. Vẻ đẹp của thiên nhiên
  • B. Cuộc sống ẩn dật thanh cao
  • C. Tột đỉnh của vinh hiển trong cuộc đời làm quan của tác giả
  • D. Sự bất tử của con người nổi tiếng

Câu 16: Việc nhắc lại ba lần từ "khi" trong câu "Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông" trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có tác dụng

  • A. kể về những điều tác giả đã làm được trong cuộc đời.
  • B. nhấn mạnh tầm quan trọng của bản thân tác giả đối với quốc gia, dân tộc.
  • C. nhấn mạnh những công lao của tác giả đối với triều đình.
  • D. nhấn mạnh một số mốc quan trọng trong sự nghiệp của tác giả.

Câu 17: Đáp án không phải nội dung chính xác về sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Trứ?

  • A. Nguyễn Công Trứ sáng tác bằng cả chữ Nôm và chữ Hán
  • B. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán
  • C. Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm
  • D. Nguyễn Công Trứ sáng tác thơ, ca trù, phú

Câu 18: Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Bài ca ngất ngưởng

  • A. Sử dụng điển tích, điển cố
  • B. Vận dụng thành công thể hát nói
  • C. Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Dân chúng vùng nào lập đền thờ tỏ niềm biết ơn Nguyễn Công Trứ đã mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc khai khẩn đất hoang lập vùng đất mới để an cư lạc nghiệp?

  • A. Gia Định, Cần Giuộc
  • B. Sông Tiền, sông Hậu
  • C. Kim Sơn, Tiền Hải
  • D. Quảng Ngãi, Ninh Bình

Câu 20: Tính cách của Nguyễn Công Trứ được tập trung rõ nét nhất ở từ nào trong “Bài ca ngất ngưởng”?

  • A. Tay kiếm cung
  • B. Dạng từ bi
  • C. Ngất ngưởng
  • D. Nghĩa vua tôi

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác