Soạn SBT Ngữ văn 11 Kết nối Bài 4: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 8)

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1 kết nối tri thức Bài 4 Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình: Đọc và thực hành tiếng Việt bài tập 8. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 8: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều: 

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào những mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

Y như trong câu ca dao ngày trước:

Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó trao lời khó trao

Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.

(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)

Câu 1. Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.

Câu 2. Đánh giá cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng trong đoạn trích.

Câu 3. Dựa theo cách nhà phê bình Hoài Thanh đã thực hiện trong đoạn trích khi làm sáng tỏ mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ, hãy phân tích một trường hợp có liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn để chứng tỏ bạn chia sẻ với điều đã được tác giả đề cập.

Câu 4. Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối quan hệ giữa“chuyện” và “thơ” được giới hạn ở phạm vi thể loại truyện thơ. Theo bạn, nhận xét này có thể áp dụng cho cả những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự không? Vì sao?

Câu 5. Phân tích mạch lạc và liên kết trong đoạn trích.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giải SBT Ngữ văn 11 tập 1 KNTT, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 KNTT Bài 4: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 8)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác