Soạn SBT Ngữ văn 11 Kết nối Bài 2: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 9)

Giải chi tiết sách bài tập Ngữ văn 11 tập 1 kết nối tri thức Bài 2 Cấu từ và hình ảnh trong thơ trữ tình: Đọc và thực hành tiếng Việt bài tập 9. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thẩm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đề quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)

Câu 1. Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào ngữ cảnh của đoạn trích, hãy giải thích ý được biểu đạt trong câu: “Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ”.

Câu 3. Đoạn trích giúp bạn hiểu thêm gì về những thách thức mà nhà thơ phải cụ thể? vượt qua khi sáng tác một bài thơ

Câu 4. Trình bày quan điểm của bạn trước những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích.

Câu 5. Phân tích liên kết trong đoạn trích.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 kết nối tri thức, Giải SBT Ngữ văn 11 tập 1 KNTT, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 KNTT Bài 2: Đọc và thực hành tiếng việt (Bài tập 9)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác