Câu hỏi tự luận Ngữ văn 11 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng)

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng). Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, ta cần phải có kiến thức và kĩ năng gì?

Câu 2: Hãy nêu một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học và cho ví dụ.

Câu 3: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các trường hợp sau:

  1. a) Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
  2. b) Mấy ông bà này rất tiết kiệm nụ cười và lời nói đùa.
  3. c) Năm nay, ta lại nhớ bốn câu thơ của Bác Hồ, vừa rất thơ, vừa rất thép.
  4. d) Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Câu 4: Chỉ ra hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các trường hợp sau:

  1. a) Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám, / Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
  2. b) Người con trai đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mỹ. Tháng 4 năm 1965, lên Thái Nguyên huấn luyện. Tháng 7 rời Thái Nguyên vào Nam.
  3. c) Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. Vì nể cụ bá cũng có, nhưng vì nghĩ đến sự yên ổn của mình cũng có...
  4. d) Chập tối. Gió ở bến sông Châu thổi quằn quặn.

Câu 5: Chỉ ra nét độc đáo, khác lạ trong kết hợp từ “buồn điệp điệp” ở câu mở đầu bài thơ Tràng giang:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Hãy chỉ ra hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong ngữ liệu văn học sau và nêu tác dụng: “Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa”.

Câu 2: Hãy chỉ ra hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong ngữ liệu văn học sau và nêu tác dụng:

“Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông”

Câu 3: Hãy chỉ ra hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong ngữ liệu văn học sau và nêu tác dụng:

          “Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc nãy đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người ta không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.”

Câu 4: Hãy nhận diện và phân tích ý nghĩa của hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường được thể hiện trong hai câu thơ sau (trích Tràng giang):

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Câu 5: Tìm và phân tích hiện tượng phá vỡ trật tự thông thường của từ trong những câu sau:

  1. a) Tình thư một bức phong còn kín, / Gió nơi đâu, gượng mở xem.
  2. b) Lom khom dưới núi, tiều vài chú, / Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
  3. c) Đã hết thời, thứ nghệ thuật khéo léo phấn son mà bên trong mục ruỗng, nghèo nàn.
  4. d) Trong cái hang tối tăm bẩn thỉu ấy, sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

  1. a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
  2. b) Những là đắp nhớ đổi sầu, / Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
  3. c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.
  4. d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!
  5. e) Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Câu 2: Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:

– Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

– Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

– Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

– Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Câu 2: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng), Bài tập tự luận Ngữ văn bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng), Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng), Tự luận Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác