Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 11 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng)

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Những trường hợp nào dưới đây được xem là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ?

  1. a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
  2. b) Những là đắp nhớ đổi sầu, / Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
  3. c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.
  4. d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!
  5. e) Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

Câu 2: Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chú tiểu biết, hỏi:

– Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

– Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

– Cái gì ngoài cổng thế?

Chú tiểu đáp:

– Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

 


Câu 1:

  1. a) Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành. (Thay đổi trật tự từ, tỉnh lược)
  2. b) Những là đắp nhớ đổi sầu, / Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm.
  3. c) Trăng rất trăng là trăng của tình duyên.
  4. d) Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và càng cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già!
  5. e) Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi. (Ở đây tác giả lợi dụng từ đồng âm)

 

Câu 2:

- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong truyện là sử dụng kết hợp không hợp lí: đậu phụ làng. Chú tiểu biết cái sư cụ ăn là thịt của con vật giống như những con đang sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Nghe theo sư cụ và có thể là chưa biết cách kết hợp này là không đúng, chú tiểu đã nói một câu khiến người ta phải bật cười.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác