Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 11 kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt ( Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Phân tích lí do khiến cụm từ “sâu chót vót” trong bài thơ Tràng giang gây được ấn tượng đặc biệt với người đọc.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Câu 2: Phân tích giá trị biểu đạt của dấu hai chấm ở câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa" trên cơ sở liên hệ đến chức năng thông thường của dấu hai chấm trong văn bản.


Câu 1: 

- “Sâu chót vót” là một trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường. Đúng ra nó phải là: “cao chót vót”, nói cách khác: từ “chót vót” chỉ dùng để biểu thị độ cao, không thể dùng biểu thị chiều sâu. Dụng ý của tác giả ở cách nói đặc biệt này là gợi lên một không gian rộng lớn, mênh mông: mặt sông in bóng bầu trời, bầu trời cao chót vót, dòng sông sâu thẳm.

 

Câu 2: 

- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường ở đây là: bổ sung chức năng mới cho dấu câu.

- Một trong những chức năng thông dụng của dấu hai chấm là để giải thích nhưng ở đây tác giả đã dùng dấu hai chấm hơn cả chức năng đó là để thể hiện liên kết, tạo nên một hình ảnh độc đáo: khi cánh chim nghiêng cũng là lúc bóng chiều buông xuống.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác