Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 8 Nữ phóng viên đầu tiên

Đáp án Bài 8 Nữ phóng viên đầu tiên. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1. Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

Đáp án chuẩn:

Đời sống của người phụ nữ Việt Nam khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

Đáp án chuẩn:

Câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.

CH2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

Đáp án chuẩn:

- Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm, con ông tri huyện Nguyễn Đình Trị, quê quán ở Gò Công. 

- Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ 

- Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền. 

CH3.  Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

Đáp án chuẩn:

Thể hiện buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. Mọi người đều lắng nghe một cách chăm chú. 

CH4. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng.

CH5. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

Đáp án chuẩn:

- Ngoại hình thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. 

- Mục đích: khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.

CH6. Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Đáp án chuẩn:

Những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên.

SAU KHI ĐỌC

CH1. Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

Đáp án chuẩn:

- Trình tự: Từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật

- Hiệu quả: bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới.

CH2. Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

Đáp án chuẩn:

Chủ nghĩa phụ nữ.

CH3. Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

- Cách giới thiệu chân dung rất chân thực, không chỉ qua dáng vẻ mà còn cả về nét mặt.

- Chân dung của bà được tái hiện một cách khách quan, đầy đủ bởi ta nhận thấy vẻ đẹp của bà không đến từ ngoại hình, mà nó đến từ tính cách, nhận thức, tư tưởng tiến bộ của bà về chủ nghĩa nữ quyền, về quyền bình đẳng vốn có mà phụ nữ nên có. 

CH4. Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

Đáp án chuẩn:

Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ.

CH5. Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

Đáp án chuẩn:

- Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông,... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

- Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

CH6. Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

Đáp án chuẩn:

- Trong gia đình, phụ nữ là vợ, nội trợ, và tạo tổ ấm tình yêu.

- Ngoài xã hội, họ thúc đẩy sự phát triển và là nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật như thi ca, nhạc họa, vũ đạo, sân khấu, nhiếp ảnh, và điện ảnh.

- Không có phụ nữ, nền văn hóa nhân loại sẽ thiếu vắng, vì họ là chủ thể và khách thể trong sáng tạo nghệ thuật.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.

Đáp án chuẩn:

Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong cả gia đình và xã hội. Trong gia đình, họ là hạt nhân, thể hiện sự bình đẳng và nâng cao vị thế. Trong xã hội, họ ngày càng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội và công việc trước đây chỉ dành cho nam giới, từ bỏ định kiến cổ hủ và đóng góp nhiều hơn. Để phát huy vai trò và vị thế, phụ nữ cần nỗ lực học tập và rèn luyện, trong khi gia đình và xã hội cần hỗ trợ họ bằng cách tạo điều kiện cho việc học tập, tham gia hoạt động xã hội, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác