Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 7 Củng cố, mở rộng

Đáp án Bài 7 Củng cố, mở rộng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

CỦNG CỐ MỞ RỘNG

CH1. Nêu những dấu hiệu để có thể nhận biết các yếu tố trữ tình trong ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? "Và tôi vẫn muốn mẹ...", Cà Mau quê xứ

Đáp án chuẩn:

- "Ai đã đặt tên cho dòng sông": Tự sự của một cái tôi mê đắm, tài hoa, yêu quê hương, đặc biệt là Huế và Hương Giang.

- "Và tôi vẫn muốn mẹ": Tình cảm mãnh liệt dành cho mẹ, từ thời thơ ấu đến trưởng thành, dù trong hoàn cảnh khó khăn.

- "Cà Mau quê xứ": Tình cảm và ấn tượng sâu sắc của tác giả với thiên nhiên và con người Cà Mau, dù đã rời xa, những kỷ niệm vẫn còn nguyên vẹn.

CH2. Cho đề bài:

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận thấy dòng sông Hương “không bao giờ tự lập mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Hãy phân tích sự độc đáo trong cảm hứng của chính tác giả về sông Hương qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

a. Lập dàn ý cho bài viết.

b. Chọn hai ý và triển khai thành hai đoạn văn có liên kết với nhau.

Đáp án chuẩn:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về đề tài sông Hương

- Giới thiệu Hoàng Phủ Ngọc Tường và bái bút kí

- Giới thiệu vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh ra đời và nội dung tác phẩm

   - Sáng tác năm 1981 tại Huế, từ tập bút ký cùng tên, tiêu biểu cho phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường.

   - Nội dung: Từ dòng sông Hương thơ mộng, nhà văn bày tỏ tình yêu đất nước và con người.

2. Vẻ đẹp của Sông Hương khi vào thành phố

   - Cảm nhận nghệ thuật: Sông Hương như người tình của xứ Huế, với vẻ đẹp thanh thoát và tự hào so với các con sông nổi tiếng thế giới.

   - Cảm nhận hội họa:

     + Sông Hương như thực thể sống động, tìm lại chính mình.

     + Nghệ thuật so sánh thể hiện vẻ đẹp của sông và cầu Tràng Tiền.

   - Cảm nhận âm nhạc:

     + Nhịp điệu êm đềm của bút ký, liên tưởng đến sông Nê-va của Lê-nin-grat.

3. Kết bài

   - Nêu cảm nhận về hình tượng sông Hương trong lòng thành phố Huế.

- Đánh giá nghệ thuật nổi bật.

CH3. Cho đề tài:

Để thành công, dứt khoát phải dựa vào nội lực, không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.

a. Chuẩn bị nội dung thảo luận, tranh luận về đề tài trên.

b. Tổ chức tập thảo luận, tranh luận trên cơ sở nội dung đã chuẩn bị.

Đáp án chuẩn:

a. - Nội lực là yếu tố quan trọng để đạt được thành công, tự tin trong khả năng của bản thân và sẵn sàng đối mặt với khó khăn là những yếu tố quan trọng để vượt qua mọi thách thức. 

- Tuy nhiên, không có nghĩa là không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Đôi khi, việc có người khác đồng hành, cung cấp thông tin, hướng dẫn hoặc cung cấp sự động viên có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình đạt được mục tiêu. 

b. Được tổ chức trong buổi tranh luận ở lớp

CH4. Chọn ba văn bản thuộc các thể loại tùy bút, tản văn, truyện kí,... mà bạn yêu thích; đọc, chỉ ra và phân tích những nét đặc sắc về nghệ thuật của từng văn bản.

Đáp án chuẩn:

“Người lái đò sông Đà”- Nguyễn Tuân 

- Tác giả đã dùng sáng tạo nghệ thuật để gắn bó hình ảnh dòng sông quê hương với con người nơi đây, tạo dấu ấn mạnh mẽ.

- Hình ảnh dòng sông, qua lăng kính của Nguyễn Tuân, trở nên đẹp đẽ và có tính cách riêng.

- Sử dụng kỹ thuật điện ảnh, âm thanh, hội họa để miêu tả chi tiết, nhân hóa dòng sông để thể hiện tính cách của nó.

=> Tạo cái nhìn toàn diện về phong cách sáng tác của nhà văn, thể hiện vẻ đẹp của nghệ sĩ và cái nhìn đời sâu sắc.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác