Đáp án Ngữ văn 11 Kết nối Bài 6 Củng cố, mở rộng

Đáp án Bài 6 Củng cố, mở rộng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

CỦNG CỐ MỞ RỘNG

CH1. Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong Truyện Kiều do bạn tự chọn.

Đáp án chuẩn:

Kiều ở lầu Ngưng Bích 

- Vị trí: nằm ở phần thứ hai: "Gia biến và lưu lạc" 

- Nội dung: cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

- Nghệ thuật: miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình 

CH2. Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả ở Hồi thứ tư. Hãy tìm đọc hồi truyện này và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả sự kiện trao duyên.

Đáp án chuẩn:

- Nguyễn Du chỉ dùng hơn 20 câu thơ để miêu tả diễn biến tâm trạng trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân hết sức đặc sắc.

- Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng riêng 1 hồi để miêu tả lại cảnh ấy.

CH3. Các văn bản đọc ở Bài 6 (Tác giả Nguyễn Du, Trao duyên - trích Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp bạn hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du?

Đáp án chuẩn:

- Thành quả của Đại thi hào Nguyễn Du là kết tinh từ tài năng xuất chúng cá nhân và tiến trình phát triển văn hóa, văn học dân tộc qua nhiều nghìn năm, kết hợp với thành tựu văn hóa Đông Á và Đông Nam Á.

- Những giá trị văn hóa kiệt xuất này thuộc về nhân dân, dân tộc và nhân loại, sẽ trường tồn cùng thời gian.

- Tác phẩm của Nguyễn Du tôn vinh vẻ đẹp ngôn ngữ, thơ ca, cốt cách và tâm hồn Việt Nam, khẳng định vị trí số một trong văn học dân tộc và tiến tới trở thành một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại.

CH4. Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả.

Đáp án chuẩn:

Tiếng đàn là ngôn ngữ đặc biệt phản ánh trực tiếp tâm trạng nạn nhân của Kiều. Khi sống với Từ Hải, phần nạn nhân trong tâm hồn Kiều tiêu biến, khiến khúc "Bạc mệnh" không còn lý do tồn tại. Nhưng khi Từ Hải chết, con người nạn nhân trong Kiều sống lại mạnh mẽ, và tiếng đàn trở về với sắc thái bi thảm chưa từng thấy. Tiếng đàn không biết nói dối, nó giải tỏa tâm trạng, khiến Hồ Tôn Hiến cảm nhận được nỗi "muôn oán nghìn sầu" dù tiếng đàn cất lên vui vẻ. Trước Kim Trọng, tiếng đàn thể hiện một cách khác, không tố cáo, khiến Kim Trọng bị "lừa" bởi sự lạc quan. Anh ta từng là tri âm của Kiều, nhưng sau đoàn viên, anh ta không còn là tri âm nữa, vì tai của Kim Trọng quá tinh để nghe những âm vang siêu hình nhưng lại điếc với những đau đớn thực tiễn. Điều này khiến Kiều mất đi tri âm là Kim Trọng và thêm vào những kẻ tri âm bất đắc dĩ như Hoạn Thư và Hồ Tôn Hiến.

CH5. Viết bài văn ngắn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu một bài thơ chữ Hán theo lựa chọn cá nhân).

Đáp án chuẩn:

Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài thơ, là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn Du. Tập thơ này Nguyễn Du làm trong thời kỳ còn hàn vi và có thể phân chia ra làm ba giai đoạn.

Phần Thanh Hiên Thi Tập này diễn dịch nghĩa 78 bài thơ của Nguyễn Du. Khác với Bắc Hành Tạp Lục với những bài thơ viết về cảm nghĩ của Nguyễn Du với những cảnh trí, địa phận ông đi ngang qua, về nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, phần Thanh Hiên nói về cá nhân Nguyễn Du và những tình cảm của ông trong hoàn cảnh đương thời.

Như đã nói đến trong phần tiểu sử của Nguyễn Du, những bài thơ trong tập thơ Hán Nguyễn Du được sắp thứ tự khác nhau trong các ấn bản biên khảo khác nhau, riêng tập thơ dịch của Sóng Việt-Đàm Giang dựa theo cách sắp xếp trong ấn bản năm 1978 của cụ Lê Thước và đồng nhóm.

Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài được chia làm ba phần và ba thời kỳ: đó là Mười Năm Gió Bụi (1786-1795), Dưới Chân Núi Hồng ( 1796-1802), và thời kỳ thứ ba là thời gian ra làm quan ở Bắc Hà (1802- 1804).

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác