5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 66

5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 66. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: NỮ PHÓNG VIÊN ĐẦU TIÊN

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.

CH2: Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.

CH3:  Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?

CH4: Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

CH5: Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?

CH6: Những thông tin này gợi cho bạn suy nghĩ gì?

SAU KHI ĐỌC

CH1: Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.

CH2: Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?

CH3: Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?

CH4: Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?

CH5: Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?

CH6: Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Vị thế của người phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Bằng những kiến thức thực tế cũng như những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày những hiểu biết của bạn.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH: - Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều nỗi đau đớn, tủi nhục khi không đươc quyền nói, quyền lên tiếng bảo vệ mình, phải dựa dẫm vào người khác. 

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả về “nữ phóng viên chính hiệu” này là ai.

CH2: - Manh Manh nữ sĩ tên thật là Nguyễn Thị Kiêm (1914 – 2005) quê quán ở Gò Công.

- Bà học Trường Trung học Nữ sinh bản xứ đến tú tài rồi bước vào nghề báo. 

- Ban đầu bà chỉ là phóng viên thường, viết các mục nhỏ với bút hiệu YM, Nguyễn Văn MYM. Sau khi Phan Khôi đăng bài thơ Tình già (Phụ nữ Tân văn, số 122, ngày 10/3/1932) thì tên tuổi bà sáng lên qua bút danh Nguyễn Thị Manh Manh hoặc tên thật khi ủng hộ Thơ mới và cổ vũ cho nữ quyền. 

- Bà Khiêm khi đó mới mười bảy tuổi. Có lẽ vì còn quá trẻ nên bà chỉ làm phóng viên bình thường, thỉnh thoảng viết một bài về nữ quyền. Sau đó, khi mạnh mẽ ủng hộ Thơ mới, bà bắt đầu nổi tiếng với những cuộc diễn thuyết. 

CH3: Hình ảnh được sử dụng gây ấn tượng: buổi diễn thuyết của bà rất thu hút với đông đảo giới trẻ, trí thức tham gia. 

CH4: Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng

- Những tư tưởng đó có ảnh hưởng quan trọng đến xã hội: những tư tưởng đó dần được khai thông, người phụ nữ An Nam đã đứng dậy phá bỏ những quy tắc cổ hủ, khắt khe của thời phong kiến xưa để tìm lại sự bình đẳng giữa con người với con người.

CH5: Ngoại hình nhân vật được khắc họa là: người thấp lùn, bộ tướng núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim, đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng. 

- Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.

CH6: Những thông tin gợi suy nghĩ: dù có cống hiến, có nỗ lực nhưng những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian: từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật. 

- Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật được nói tới.

CH2: - Phong trào xã hội được nói tới trong văn bản là chủ nghĩa phụ nữ. 

- Theo em cách tác giả viết về phong trào ấy có đặc điểm là họ rất tôn trọng những người phụ nữ

CH3: - Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật.

=> Làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.

CH4: Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của cá cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện sôi nổi của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.

CH5: Những thông tin về phong trào Thơ mới:

- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939. 

+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ.... 

+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….

- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.

CH6: Có thể thấy vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội có vai trò rất đặc biệt. Trong gia đình, người phụ nữ đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, quán xuyến mọi công việc nhà cửa, bếp núc. Không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn trong xã hội, phụ nữ cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Từ đầu thế kỉ XX, sự du nhập của hệ tư tưởng phương Tây ngày càng mạnh mẽ, trong đó là tư tưởng về nữ quyền. Bởi vậy, sự trỗi dậy của phụ nữ tiến bộ thời kì này là rất lớn. 

- Khi họ nhận ra bản thân mình có thể làm được nhiều điều to lớn như đàn ông, mọi người xung quanh, họ đã tập trung để đòi quyền lợi cho mình. Đó là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của phụ nữ mà bấy lâu nay vẫn bị bỏ qua. 

- Họ khao khát được đi làm, được tự do cống hiến cho xã hội, sống đúng với bản chất và quyền lợi của mình, được hưởng đãi ngộ và những chính sách cần thiết. 

- Để làm được điều đó, họ viết báo, làm thơ, biểu tình… để đòi quyền lợi cho chính mình. Trong đó phải kể đến là Manh Manh thi sĩ, người luôn đi đầu và có đóng góp to lớn cho phong trào nữ quyền này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 66, soạn Văn 11 tập 2 KNTT trang 66

Bình luận

Giải bài tập những môn khác