5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 17

5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 17. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: ĐỘC TIỂU THANH KÝ

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1: Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà em biết.

CH2: Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Theo dõi mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ.

CH2: Chú ý sự đồng cảm với bi kịch của người phụ nữ và cảm thán về thân phận của chính mình.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?

CH2: Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối ý về ý trong hai câu thực.

CH3: Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.

CH4: Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Ngyễn Du ở hai câu kết.

CH5: Qua bài thơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhã trong xã hội phong kiến như thế nào?

CH6: Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh nội dung hai câu luận của Độc Tiểu Thanh ký với nội dung:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1: Tác phẩm viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ: 

  • Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

  • Tắt đèn (Ngô Tất Tố)

  • Thương Vợ (Trần Tế Xương)

  • Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

CH2: Cảm nghĩ: Người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa thường phải chịu nhiều nỗi truân chuyên, cay đắng.

- Người phụ nữ không được học hành, thi cử.

- Người phụ nữ không được quyền quyết định cuộc đời, tình yêu đôi lứa....

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Mạch cảm xúc đi từ thực tại đến quá khứ; từ tình thương một người con gái đẹp, tài hoa đến thương cho muôn kiếp tài hoa; từ thương người, Nguyễn Du ngậm ngùi trong nỗi thương mình.

CH2: Sự đồng cảm của Nguyễn Du là từ thương kiếp người bạc mệnh, Nguyễn Du chuyển mạch đến thương mình.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic, đối lập nhau giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển – tẫn thành khư. 

- Tác giả muốn nhấn mạnh sự cô đơn và sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ. 

CH2: Hai câu thơ thực đã sử dụng phép đối nhau “Son phấn có thần chôn vẫn hận/ Văn chương không mệnh đốt còn vương”. 

- Nhận xét:

+ Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân…cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập.

→ Hai câu thơ đối đã tái hiện nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và tài năng của Tiểu Thanh; đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ xã hội phong kiến mục rũa đẩy con người vào đường cùng.

CH3: Những cảm xúc và suy ngẫm:

- “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”: Câu thơ đã thể hiện sự phẫn uất, căm hờn trước một nghịch lí: người có sắc thì bất hạnh còn người có tài thì cô độc.

- “Cái án phong lưu khách tự mang”: Tác giả tìm đến Tiểu Thanh để tâm sự, tìm sự tri âm 

àHai câu thơ không chỉ là sự thương xót cho thân phận nàng Tiểu Thanh mà còn liên hệ tới nỗi uất hận của muôn người khác nhau trong đó có chính tác giả. 

CH4: Hai câu kết thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn chân chính, ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy người tri kỉ ở quá khứ nhưng cũng vừa hoài nghi, mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.

CH5: - Khái quát bi kịch chung của những con người tài hoa, đáng quý trọng bị cuộc đời vùi dập không thương tiếc trong xã hội phong kiến. Họ phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, nhiều bất công. Thông qua sự khái quát về thân phận cái đẹp, số phận con người, tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, triết lí, dự cảm đầy tính nhân văn.

CH6: Viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du: Sở kiến hành; điếu La Thành ca giả; Long Thành cầm gia ca…

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều hay cũng chính là Nguyễn Du về kiếp người bạc mệnh của Đạm Tiên – một người kỹ nữ trong truyện Kiều. 

- Điểm chung của 2 câu thơ trích từ hai bài thơ đều là lời than thở, cảm thông, chua xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng mệnh bạc trong xã hội cũ. Họ đều là những người tài hoan, xứng đáng có cuộc sống hạnh phúc nhưng dường như tạo hóa đang trêu đùa trên số phận của họ, luôn đẩy họ đến tận cùng của khổ đau, dù là kỹ nữ hay tài nữ, số phận của họ đều như vậy. 

- Ông thương xót cho số phận của họ và cũng soi chiếu lên số phận của chính mình, phải chăng số phận của mình cũng như vậy, phải chịu cảnh đau đớn, bất hạnh và chết đi mà không một ai thương nhớ. 

=> Đó chính là nỗi niềm của những con người đồng bệnh tương liên, tài hoa nhưng gian truân.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 17, soạn Văn 11 tập 2 KNTT trang 17

Bình luận

Giải bài tập những môn khác