5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 99

5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 99. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Hãy kể văn tắt hiểu biết của bạn về một tấm gương đã anh dũng hi sinh vì nền độc lập tự chủ của dân tộc trong thời kì chống thực dân Pháp xâm lược.

CH2: Theo bạn, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa như thế nào trong việc giáo dục thế hệ trẻ hiện nay?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Chú ý cách ngắt nhịp câu văn biền ngẫu.

CH2: Hoàn cảnh xuất thân nghèo khó của nghĩa binh.

CH3: Thái độ của nghĩa binh đối với bọn cướp nước. 

CH4: Tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa binh. Chủ ý các hình ảnh đối lập.

CH5: Giọng văn trầm hùng, âm hưởng bi tráng.

CH6: Cảm xúc xót thương.

CH7: Ngợi ca tinh thần và sự hi sinh anh dũng của nghĩa binh.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Căn cứ vào hiểu biết chung về cấu trúc nội dung thể văn tế, hãy xác định bố cục và nêu nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

CH2: Câu văn mở đầu "Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ" có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng chung của bài văn tế?

CH3: Lòng căm thù giặc của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được tác giả thể hiện trong tác phẩm như thế nào?

CH4: Liệt kê các động từ được tác giả sử dụng để thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những nghĩa sĩ Cần Giuộc trong đoạn 2 của văn bản. Nêu nhận xét về cách sử dụng các động từ này.

CH5: Tinh thần chiến đấu anh dũng của người nghĩa sĩ nông dân trong trận quyết chiến tấn công đồn giặc được tác giả thể hiện như thế nào?

CH6: Từ câu 16 đến câu 25, tác giả đã nhìn nhận ra sao về hành động xả thân vì nghĩa của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc?

CH7: Ý nghĩa của sự hi sinh và tình cảm của nhân dân dành cho người nghĩa sĩ được tác giả thể hiện trong phần cuối bài văn (từ "Ôi thôi thôi!" đến hết) gợi cho bạn những suy nghĩ gì về lẽ sống?

CH8: Khái quát những nét đặc sắc về phương diện nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động" của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: - Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở làng Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh 

Thanh Hóa. 

- Năm 1949, anh xung phong đi bộ đội, đảm nhận nhiều công việc nặng nhọc.

- Một lần, sau 5 đêm kéo pháp lên dốc, đường hẹp và nguy hiểm, được nửa chừng dây đứt, pháo lao nhanh xuống dốc. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện đã hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái, xông lên lấy thân mình chèn vào bánh pháo. 

- Anh đã hi sinh nhưng tấm gương anh để lại được con cháu mai sau đời đời ghi nhớ.

CH2: Theo em, việc tưởng nhớ và tôn vinh những người đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục bởi thế hệ trẻ hiện nay. Bởi nó khẳng định chúng ta không hề quên đi công lao của những người đã hi sinh vì độc lập của Tổ quốc. Để từ đó nhắc nhở thế hệ trẻ về truyền thống uống nước nhớ nguồn và càng quý trọng nền độc lập của dân tộc hơn.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Bài văn tế viết theo thế biền ngẫu có nhịp, có đôi, có vần. Văn tế là một thể văn thường dùng để bày tỏ lòng thương cảm với người đã khuất, có nội dung ca ngợi phẩm hạnh, công đức và giải bày sự tiếc thương đau xót với số phận của họ.

CH2: Từ nông dân nghèo khổ, những dân ấp, dân lân (những người bỏ quê đến khai khẩn đất mới để kiếm sống): “cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó”: hoàn cảnh sống cô đơn, thiếu người nương tựa, âm thầm lặng lẽ lao động mà vẫn nghèo khó suốt đời.

CH3: - Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy: Ban đầu lo sợ rồi đến trông chờ tin quan - ghét - căm thù - đứng lên chống lại.

+ Vốn là những người nông dân nghèo khó không biết đến việc binh đao, họ lo sợ là chuyện bình thường.

+ Sự chờ đợi “quan”: như “trời hạn trông mưa”

- Thái độ đối với giặc: “ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”

+ Thái độ căm ghét, căm thù đến tột độ được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực.

- Nhận thức về tổ quốc: Họ không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. => Họ chiến đấu một cách tự nguyện: “nào đợi đòi ai bắt…”

=> Diễn biến tâm trạng người nông dân, sự chuyển hóa phi thường trong thái độ, chính lòng yêu nước và niềm căm thù giặc, cộng với sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của “quan” đã khiến họ tự lực tự nguyện đứng lên chiến đấu

CH4: Tinh thần chiến đấu tuyệt vời: Vốn không phải lính diễn binh, chỉ là dân ấp dân lân mà “mến nghĩa làm quân chiêu mộ”

- Quân trang rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử => làm rõ nét hơn sự anh dũng của những người nông dân nghĩa sĩ.

- Lập được những chiến công đáng tự hào: “đốt xong nhà dạy đạo”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.

- “đạp rào”, “xô cửa”, “liều mình”, “đâm ngang”, “chém ngược”…: động từ mạnh chỉ hành động mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi.

- Sử dụng các động từ chéo “đâm ngang, chém ngược” => làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh.

=> Tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

CH5: Giọng văn của bài tế khi là tiếng khóc đau thương, khi là lời khẳng định ngợi ca mang âm hưởng sử thi đã góp phần khắc họa bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp bi tráng.

CH6: Giọng văn thay đổi linh hoạt, chuyển từ cảm xúc bi tráng sang cảm xúc buồn thương, trên nền âm hưởng chủ đạo là thống thiết. Khi gợi lại cuộc sống lam lũ, nghèo khó của người nông dân, giọng văn bùi ngùi, trầm lắng.

CH7: Những vần thơ cuối là sự khẳng định cho sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc. 

- Khẳng định những công lao của họ là mãi mãi luôn khắc ghi trong lòng nhân dân ta.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Bố cục:

- Lung khởi (Từ đầu đến ...tiếng vang như mõ): Cảm tưởng khái quát về cuộc đời những người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

- Thích thực (Tiếp theo đến ...tàu đồng súng nổ): Hồi tưởng cuộc đời và công đức của người nghĩa sĩ.

- Ai vãn (Tiếp theo đến ...cơn bóng xế dật dờ trước ngõ): Lời thương tiếc người chết của tác giả và người thân của các nghĩa sĩ.

- Kết (Còn lại): Tình cảm xót thương của người đứng tế đối với linh hồn người chết.

CH2: - Câu văn nhấn mạnh sự khốc liệt của cuộc đối đầu giữa lòng dân và súng đạn kẻ thù:

+ Tình thế đất nước nguy cấp, tiếng súng quân giặc làm rung chuyển non sông.

+ Lúc đất nước nguy nan, mới hiểu hết lòng dân.

+ Lòng dân là cái vô hình nhưng sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh vật chất cụ thể; súng giặc đất rền là uy lực vũ khí kẻ thù đang tâm chĩa vào lương tri nhân loại, là tội ác không thể dung tha.

- Câu văn mang ý nghĩa khái quát bối cảnh thời đại và chân dung tinh thần của người nghĩa binh Cần Giuộc. Chỉ với hai vế câu ngắn gọn đã cho thấy tinh thần, suy nghĩ, hành động của người nghĩa sĩ nông dân tay không tấc sắt nhưng có lòng căm thù giặc sâu sắc và đã anh dũng xả thân cứu nước.

CH3: Tác giả đã liệt kê lần lượt, đầy đủ các tội ác mà quân thù đã gây ra cho đất nước nhân dân ta với một giọng điệu đanh thép

- Tác giả đã thể hiện được sự căm phẫn của nhân dân ta không chỉ trước bọn ngoại xâm mà còn với bè lũ bán nước, chế độ phong kiến thối nát.

CH4: - Các động từ được sử dụng: đánh, đốt, chém, đạp, lướt, xô, xông, đâm, hè, ó,...

- Nhận xét: Đây đều là các động từ đơn âm tiết, nét nghĩa cụ thể, dứt khoát, mạnh mẽ; lại là những từ thuần Việt, thể hiện rõ tính tương phản với điều kiện thiếu thốn, trang bị thô sơ và lực lượng ít ỏi nên có giá trị biểu cảm trực tiếp, gây xúc cảm mạnh trong lòng người đọc.

CH5: Trong trận quyết chiến tấn công giặc, cảm xúc của tác giả được thể hiện là cảm xúc buồn thương sâu sắc trước sự ra đi anh dũng của họ. Họ đã hi sinh vì dân, vì nước và đó là một sự cống hiến cao cả, đáng tự hào và trân trọng. Họ sẽ mãi là bức tượng đài bất tử của một thế hệ chiến đấu hết mình vì độc lập của dân tộc. Và họ sẽ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ sau noi theo để thấy được sự thiêng liêng của nền độc lập, từ đó càng thêm quý trọng và ra sức bảo vệ nền độc lập ấy.

CH6: Kết thúc bài tế chính là lời ca ngợi những linh hồn đã khuất của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy đã ra đi nhưng những công lao của họ luôn lưu mãi với thời gian. “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc” cho dù sống hay chết thì tinh thần vì tổ quốc mà chiến đấu vẫn còn đó, linh hồn của họ vẫn luôn dõi theo đất nước.

CH7: Tác giả luận về ý nghĩa cao cả của sự hi sinh và bày tỏ tình cảm xót thương của nhân dân đối với những người vì nước quên thân.

- Sự xót thương dành cho người nghĩa sĩ, nỗi đau thương trùm lên đời sống và số phận người mẹ già ngồi khóc trẻ trong lều khuya leo lét ánh đèn.

- Cái chết của nghĩa binh đánh động người còn sống ý thức hơn về số phận của đồng bào, nhắc nhở rằng binh tướng giặc còn đó đã làm cho bốn phía mây đen, phải tiếp tục vùng lên để cứu nước, cứu nòi.

- Chết mà như sống, linh hồn nghĩa binh vẫn cùng nhân dân đánh giặc, vẫn tiếp tục nuền trung quân ái quốc. Ước nguyện trả đền nợ nước, trở thành lời thề thiêng liêng vang vọng núi sông. Cái chết hóa thân vào núi sông, cái chết hóa thành bất tử.

CH8: Bài văn tế mang đậm chất trữ tình, với những hình ảnh và giọng điệu xót thương, ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân. Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu đã tạo cho bài văn tế một sự trang trọng khi soi chiếu cuộc đời của những người nông dân Cần Giuộc trước đây với những nghĩa sĩ Cần Giuộc bây giờ. Ngôn ngữ vừa trân trọng, vừa dân dã, gần gũi mang đậm sắc thái Nam Bộ.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định, để tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc. 

- Năm 1858 giặc Pháp đánh vào Đà Nẵng, nhân dân Nam Bộ đã đứng lên chống giặc. 

- Trước khi giặc đến họ là những người nông dân chân phương chất phác cuộc sống đồng ruộng khi giặc đến họ đứng trước hai sự lựa chọn không gì rõ ràng hơn. 

+ Thứ nhất, tiếp tục làm người nông dân lao động kiếm ăn, mặc cho bị đàn áp và bắt sai, mặc kệ với những gì đang xảy ra. 

+ Thứ hai, đó chính là dám đứng lên chống lại giặc, bảo vệ tổ quốc trước kẻ thù xâm lược. 

- Tinh thần ấy được dâng lên cao thể hiện qua hành động mạnh mẽ kiên quyết, những người nông dân vùng lên đấu tranh vì Tổ quốc quên mình. 

- Và cho đến mai sau, chúng ta vẫn luôn phát huy những tinh thần ấy mà dựng xây đất nước những vẫn không quên công lao to lớn của những con người đã ngã xuống vì hòa bình độc lập để từ đó không quên bảo vệ giữ gìn những tài sản thiêng liêng ấy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 99, soạn Văn 11 tập 2 KNTT trang 99

Bình luận

Giải bài tập những môn khác