5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 75

5 phút soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 75. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.

VĂN BẢN: PA-RA-LIM-PÍCH (PARALYPIC): MỘT LỊCH SỬ CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC

CH1: Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.

CH2: Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.

CH3: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.

CH4: Xác định thông tin chính được trình bày.

CH5: Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?

CH6: Xác định thông tin chính được trình bày.

CH7: Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

CH2: Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản. 

CH3: Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.

CH4: Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?

CH5: Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?

CH6: Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì diệu của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.

CH7: Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về vấn đề nỗi đau nói chung? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao. 

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1: Cầu lông là môn thể thao thi đấu đối kháng giữa 2 vận động viên hoặc giữa 2 cặp vận động viên trên một sân đấu hình chữ nhật được chia thành 2 nửa bằng, ngăn cách nhau bởi lưới cầu lông. Người chơi ghi điểm bằng cách dùng vợt đánh quả cầu rơi vào phần sân bên phía đối phương hoặc đối phương phạm lỗi. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm để đưa cầu sân phía sân đối phương. Lỗi được xác định bởi trọng tài chính hoặc trọng tài biên. Trường hợp không có trọng tài thì 2 người chơi tự thỏa thuận với nhau. Mỗi lượt cầu kết thúc sẽ ghi được 1 điểm, ván đấu kết thúc khi một trong hai bên ghi đủ điểm trước. Dụng cụ bao gồm vợt cầu lông và quả cầu lông.

Cầu lông giúp con người: tăng cường tốc độ, khả năng phản xạ; tăng sức mạnh cơ bắp… => Thể thao có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Nội dung chính của văn bản: Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích

CH2: Thông tin chính sẽ được trình bày: Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật.

CH3: Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.

CH4: Đoạn văn trình bày về lịch sử của Pa-ra-lim-pích từ một thế vận hội dành cho các cựu chiến binh mà chuyển thành cuộc thi danh cho các vận động viên khuyết tật.

CH5: Tên đề mục đã gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp phải.

CH6: Lịch sử ra đời cuộc thi Pa-ra-lim-pích, đối tượng được tham gia và những thành viên sáng lập ra kì thế vận hội này.

CH7: - Van Gát tham gia trượt tuyết và leo núi và trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Man-đa-xlu; tham gia chuyến thám hiểm cung Hoàng tử Anh Harry ở Nam Cực ...

- Bréé-ly Xnai-đơ là một vận động viên bơi lội bị mù bởi lý do chiến tranh.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Chủ đề: Những con người nghị lực trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích. 

- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú cho bạn đọc.

CH2: Việc sử dụng các số liệu, hình ảnh, dẫn chứng qua lời kể của các nhân vật khiến cho văn bản không trở thành một văn bản khô khan, xa lạ với người đọc.

CH3: - Năm 1948: Luân Đôn: Bác sĩ Gắt-mừn tổ chức cuộc thi thể thao cho các cựu chiến binh Thế chiến II

- Năm 1960: Roma: Kì thi Pa-ra-lim-pích đầu tiên được tổ chức 

- Năm 1962: Thành lập một tổ chức thể thao dành cho người khuyết tật 

- Năm 1988: Seoul: Pa-ra-lim-pích và Ô-lim-pích được tổ chức cùng nhau 

CH4: Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình bày sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích. 

CH5: Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại. 

- Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.

CH6: Con người là loài động vật bậc cao nhất, ý chí nghị lực của con người được coi là vượt bậc so với những loài động vật khác. Dù lâm vào nghịch cảnh, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt qua mọi khó khăn. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình nhưng họ đã làm nên những câu chuyện phi thường.

CH7: - Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.

- Mỗi người chúng ta cần cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không được phép kì thị họ.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Từ lâu, thể thao đã không còn là hình thức giải trí đơn thuần mà nó dần trở thành một món ăn tinh thần, một liều thuốc chữa lành dành cho nhiều người, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết cơ thể, và đó chính là lý do Pa-ra-lim-pích ra đời. 

- Những con người đặc biệt ấy, trong cuộc sống của họ đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn về thể xác và chịu sự dày vò lâu dài về những cơn đau quằn quại kéo dài. Cuộc sống với họ tưởng chừng như hết hy vọng và thể thao đã xuất hiện trong cuộc đời của họ. 

- Đó là thứ giúp họ chứng minh rằng bản thân họ không hề vô dụng, họ có thể làm được, tham gia cuộc thi và chiến thắng để chứng minh giá trị của mình. Họ đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 2 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 2 kết nối tri thức trang 75, soạn Văn 11 tập 2 KNTT trang 75

Bình luận

Giải bài tập những môn khác