Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Kết nối bài 8: Paralympic - Một lịch sử chữa lành những vết thương (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 8 Paralympic - Một lịch sử chữa lành những vết thương (P2)- sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

  • A. Đưa ra phần tình huống ly kỳ, hấp dẫn
  • B. Trích dẫn lời nói của một nhân vật nổi tiếng
  • C. Nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò thích thú với người đọc
  • D. Dẫn dắt văn bản bằng một câu chuyện xúc động

Câu 2: Tai nạn nào đã sảy ra với Gia – cô Van Gát?

  • A. Anh bị tai nạn giao thông trên đường về quê
  • B. Anh bị nạn trên chiến trường Áp – ga – ni - xtan
  • C. Anh bị chấn thương trong một lần thi đấu thể thao
  • D. Anh bị một căn bệnh di truyền

Câu 3: Pa – ra – lim – pích được ra đời vào năm nào?

  • A. 1959
  • B. 1960
  • C. 1961
  • D. 1962

Câu 4: Mục đích ban đầu của việc tổ chức thế vận hội Pa – ra – lim – píc là:

  • A. Tranh tài công bằng giữa người bình thường và người khuyết tật
  • B. Tổ chức một phong trào thể thao dành cho người muốn chữa lành vết thương lòng
  • C. Dành cho các nạn nhân của chiến tranh, mục tiêu giúp họ hòa nhập cùng cuộc sống bình thường
  • D. Tổ chức một phong trào thể thao dành cho người khuyết tật

Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu sự ra đời của Pa – ra – lim – píc?

  • A. Kì Ô – lim – pích diễn ra tại Luân Đôn
  • B. Cuộc thi đấu thể thao dành cho các cựu chiến binh Thế chiến II được diễn ra
  • C. Bác sĩ người Đức gốc Do Thái được hỗ trợ trốn khỏi Đức quốc xã năm 1939
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Nhân vật được nhắc đến Van Gát đã đạt được những thành tích gì?

  • A. Trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Ma – na – xlu ở dãy Hi – ma – lay- a
  • B. Cùng hoàng tử Anh Ha – ry tham gia chuyến thám hiểm hành trình 335 km ở Nam Cực nhằm gây quỹ cho các thương binh
  • C. Dành được hai huy chương Vàng và một huy chương Đồng ở môn xe đạp
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Tại sao Xnai – đơ lại bị hỏng mắt?

  • A. Vì bẩm sinh
  • B. Vì giúp đỡ các nạn nhân trong một vụ đánh bom
  • C. Vì một cú sốc tinh thần
  • D. Vì một vụ tại nạn giao thông

Câu 8: Nhân vật Xnai – đơ đã đạt được thành tích gì?

  • A. Đạt hai huy chương Vàng tại Pa – ra –lim – píc Luân Đôn 2012
  • B. Đạt ba huy chương Vàng ở Ri – ô đờ Gian – nê - rô
  • C. Đạt huy chương vàng Pa – ra – lim pích Tô – ky – ô 2020
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Văn bản đã mang đến thông điệp gì?

  • A. Tác dụng chữa lành kì diệu của thể thao
  • B. Cảm thông cho nỗi đau mà những người khiếm khuyết phải chịu đựng
  • C. Khẳng định tài năng không thua kém người bình thường của những người khiếm khuyết
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Nội dung chính của văn bản là gì?

  • A. Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích
  • B. Niềm vui của vận hội Pa-ra-lim-pích
  • C. Thành công của vận hội Pa-ra-lim-pích
  • D. Thất bại của vận hội Pa-ra-lim-pích

Câu 11: Tiêu chí đơn giản để tham gia cuộc thi là gì?

  • A. Biết nhảy
  • B. Có sức khỏe tốt
  • C. Là những người khuyết tật, phải là “xe lăn”
  • D. Là những người lành lặn

Câu 12: Tiêu đề mục “Vượt qua những nỗi đau” gợi cho bạn suy nghĩ gì?

  • A. Những nỗi đau mà người thân của các vận động viên phải chứng kiến
  • B. Những nỗi đau mà các vận động viên trải qua
  • C. Những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp phải
  • D. Những nỗi đau, mất mát của xã hội

Câu 13: Khi gặp phải khó khăn, chứng kiến hiện thực tàn khốc, những vận động viên ấy đã làm gì?

  • A. Buông bỏ tất cả, sống thu hẹp bản thân
  • B. Chán trường, không có động lực sống
  • C. Học cách sống thích nghi với hoàn cảnh cho dù hiện thực cuộc sống có tàn khốc ra sao
  • D. Tìm đến cái chết để giải thoát bản thân khỏi hiện thực tàn khốc

Câu 14: Tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản là gì?

  • A. Văn bản trở nên hấp dẫn, không bị khô khan, xa lạ với người đọc
  • B. Phù hợp với những người khuyết tật
  • C. Giúp người đọc dễ hiểu
  • D. Truyền đạt hết ý đồ, tư tưởng của tác giả

Câu 15: Tác giả đã sử dụng yếu tố gì để thể hiện những câu chuyện trong văn bản?

  • A. Yếu tố trữ tình
  • B. Yếu tố liên tưởng
  • C. Yếu tố tự sự
  • D. Yếu tố thuyết minh

Câu 16: Yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong văn bản?

  • A. Giúp văn bản giàu cảm xúc hơn
  • B. Giúp văn bản chân thực, thuyết phục hơn
  • C. Giúp thể hiện ý nghĩa, ý đồ của tác giả
  • D. Cả B và C đúng

Câu 17: Quan điểm của tác giả về các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là gì?

  • A. Họ là điển hình cho các cuộc chiến tranh
  • B. Họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật
  • C. Họ là cảm hứng cho những câu chuyện chữa lành vết thương nhân loại
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 18: Quan điểm của tác giả về các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật được thể hiện bằng cách nào?

  • A. Qua những dẫn chứng sinh động
  • B. Qua những hình ảnh chân thực
  • C. Qua hai nhân vật trong bài
  • D. Qua những thước phim, tư liệu mà tác giả được xem

Câu 19: Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về nỗi đau?

  • A. Nỗi đau chỉ là của cá nhân, không có ảnh hưởng gì đến cộng đồng, dân tộc
  • B. Nỗi đau là của cả dân tộc, đó là những hi sinh, mất mát của con người trong thời đại chiến tranh
  • C. Nỗi đau chỉ đối với thế hệ trước, trong chiên tranh, thế hệ trẻ hiện nay không cần quan tâm đến chúng
  • D. Nỗi đau là của những người khuyết tật, không cần bận tâm

Câu 20: Qua văn bản, em học được gì về cách ứng xử với nỗi đau và những khuyết điểm trên cơ thể của mình và của người khác?

  • A. Kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật
  • B. Cho rằng người khuyết tật là vô dụng, ăn bám, là gánh nặng cho xã hội
  • C. Cần có cái nhìn nhân ái hơn với người khuyết tật, thấu hiểu và đồng cảm cho sự mất mát, những nỗi đau mà họ gặp phải, hiểu được những quy định của pháp luật đối với người khuyết tật
  • D. Cho rằng người khuyết tật là hiện thân của điều đen đủi, không may mắn, cần tránh xa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác