5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 76

5 phút soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 76. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN: CẦU HIỀN CHIẾU

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1: Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết.

CH2: Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: Phần 1: Nêu vấn đề gì?

CH2:  Dự đoán: Việc nêu thực trạng "trốn tránh việc đời" của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

CH3: Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

CH4: Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

CH5: Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

SAU KHI ĐỌC

CH1: Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

CH2: Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thị Nhậm đổi điện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

CH3: Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

CH4: Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tổ biểu cảm, thuyết minh?

CH5: Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

CH6: Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đổi với đất nước?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cán phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

TRƯỚC KHI ĐỌC 

CH1: Vị vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia: Lê Thánh Tông.

- Lê Thánh Tông là một bậc vĩ nhân của đất nước; là vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại.

- Ông là cháu của vua Lê Thái Tổ và là con thứ tu của vua Lê Thái Tông.

- Nhà vua đã áp dụng hàng loạt các biện pháp cơ bản, mang tính hệ thống như khuyến khích việc học; tổ chức thi tuyển để lựa chọn người tài; đặt lệ bảo cử để không bỏ sót nhân tài.

CH2: - Có vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.

- Có những sáng kiến tốt có thể giải quyết những vấn đề khó khăn.

- Góp phần xây dựng và mang đến lợi ích chung cho Quốc gia.

ĐỌC VĂN BẢN

CH1: - Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài. 

CH2: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3. 

CH3: Lí lẽ thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

CH4: Các lí lẽ được trình bày ở các phần trước: người hiền tài phải do thiên tử sử dụng, nếu không sử dụng là trái luật trời; nêu ra tình hình đất nước hiện tại tạo tiền đề đi đến luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.

CH5: Thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước: đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng. 

SAU KHI ĐỌC

CH1: - Lí do: Những bất cập của triều đại mới, triều đại gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.

CH2: - Văn bản hướng tới đối tượng: Quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ.

- Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn trong việc thuyết phục các đối tượng trên ra gánh vác việc nước: đất nước loạn lạc, kẻ sĩ bi quan, chán chường. Mặt khác, vẫn không ít sĩ phu, nhân tài bảo thủ với triều đại cũ mà bất hợp tác với triều đình Tây Sơn.

CH3: - Văn bản gồm có 3 phần:

+ Phần 1: từ đầu… người hiền vậy → mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

+ Phần 2: tiếp… hay sao? → thực tại của đất nước và nhu cầu của thời đại

+ Phần 3: còn lại → đường lối cầu hiền của vua. 

- Mối quan hệ giữa các phần: chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ nhau nhằm mục đích là chiêu mộ hiền tài

CH4: Nghệ thuật lập luận được thể hiện qua việc sử dụng những lí lẽ, bằng chứng phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh:

  • Cách nói sùng cổ
  • Lời văn ngắn gọn, súc tích, tư duy rõ ràng
  • Lập luận chặt chẽ, sắc bén kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt có sức thuyết phục.

-> Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

CH5: Điều tạo nên sức hấp dẫn của Cầu hiền chiếu là lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, dẫn chứng thuyết phục với mục đích rõ ràng, sâu sắc. 

CH6:- Tác giả gửi gắm khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức, thể hiện tình cảm to lớn của nhà vua đối với quê hương, đất nước. Qua đó ta cũng thấy được Ngô Thì Nhậm là một tác giả uyên bác, cao tay trong việc dùng văn bản, thay mặt nhà vua chiêu hiền đãi sĩ. Ông xứng đáng là người được vua Quang Trung tin cậy.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

CH: - Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho sự nghiệp chung là quan điểm đúng

đắn. Bởi vì:

+ Đó là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có học thức uyên sâu.

+ Có sự sáng tạo, có tư duy để nắm bắt được những cái mới của cuộc sống hiện đại ngày nay.

=> Vậy nên, nhân tài sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 11 tập 1 kết nối tri thức, soạn Văn 11 tập 1 kết nối tri thức trang 76, soạn Văn 11 tập 1 KNTT trang 76

Bình luận

Giải bài tập những môn khác